Chiến lược phát triển mới của Sapporo

Khi mức độ nhận diện thương hiệu ngày càng tăng lên, Sapporo càng quyết liệt hơn trong việc tuân thủ kế hoạch sản xuất. Theo kinh nghiệm gần 140 năm, việc giữ chân khách hàng cũ còn khó hơn việc chinh phục khách hàng mới nhiều lần.

Ngay từ khi bước vào thị trường Việt Nam, Sapporo đã mạnh dạn đầu tư vào nhà máy sản xuất tại Long An với tổng chi phí lên đến hơn 50 triệu USD, trong đó quy trình xử lý chất thải có tổng đầu tư hơn 3 triệu USD. Trong nhà máy còn có dàn máy móc sử dụng công nghệ Fresh Keep với phương pháp sản xuất chống oxy hóa nhằm hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bia với không khí bên ngoài trong các công đoạn sản xuất. Hệ thống kiểm soát, kỹ thuật chế biến này được điều hành bởi đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên người Nhật.

"Dù có những công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng bia nhưng Sapporo vẫn chú trong về mặt con người. Để có được mẻ bia ngon, các chuyên gia của Sapporo Việt Nam sẽ chọn lựa nguyên liệu để giữ nguyên hương vị thuần túy phối hợp với đội ngũ chuyên viên thử bia giàu kinh nghiệm để thường xuyên kiểm tra chất lượng bia", ông Tatsuya Koiwa, Giám đốc Nhà máy bia Sapporo Việt Nam chia sẻ.

Chính nền tảng đó đã giúp hãng bia này từng bước chinh phục thị trường. Số liệu nghiên cứu từ Công ty nghiên cứu thị trường Intage cho thấy, hiện 96% người tiêu dùng tại TP HCM đã biết đến Sapporo, trong đó 70% thích uống Sapporo để chia sẻ hạnh phúc, 68% thư giãn cùng bạn bè, 66% thăng tiến trong công việc.

Ông Mikio Masawaki, Tân Tổng giám đốc Sapporo Việt Nam cho biết, thành quả đó đến được từ nỗ lực của cả công ty. "Chúng tôi nghiêm khắc với chính mình trong từng hành động nhỏ. Có được sự đón nhận của người dùng là xem như hoàn thành mục tiêu đầu tiên, thời gian tới, công ty sẽ còn phải cố gắng nhiều", ông chia sẻ thêm.

Đầu tháng 9 vừa qua, công ty mẹ là Sapporo International Inc., đã mua lại 29% cổ phần của Sapporo Việt Nam từ Vinataba, chính thức đánh dấu sự chuyển mình của Sapporo Việt Nam thành công ty 100% vốn Nhật Bản. Cùng thời điểm đó, công ty cũng hé lộ một phần chiến lược đổi mới cho giai đoạn cuối năm gồm tập trung vào hình ảnh sản phẩm và một số hoạt động tiếp thị, quảng bá để đem lại cho khách hàng những trải nghiệm chất lượng mà vẫn giữ nguyên vẹn các giá trị cam kết đến từ Nhật Bản. Tiếp đó, Sapporo sẽ triển khai các chương trình hỗ trợ, tương tác, tạo điều kiện cho người tiêu dùng và đại lý trải nghiệm sản phẩm…

Ông Mikio Masawaki cho biết: "Năm nay có thể được xem là năm đánh dấu cho sự chuyển mình của Sapporo Việt Nam, bởi đây là cột mốc quan trọng đánh dấu những nét cấp tiến và đổi mới của chúng tôi kể cả phần nhìn lẫn phần chất".

Mức độ nhận diện thương hiệu được tăng lên, Sapporo càng quyết liệt hơn trong việc tuân thủ kế hoạch sản xuất. Chia sẻ từ người điều hành nhà máy Sapporo Việt Nam cho thấy, nhà máy hiện đại này đang có công suất thiết kế 40 triệu lít một năm và sẽ dần dần được nâng lên giai đoạn 2, công suất thiết kế 100 triệu lít một năm trong một vài năm tới. Mức công suất hiện nay đang đủ đáp ứng nhu cầu thị trường Việt Nam nhưng trong các dịp lễ cuối năm, Tết Nguyên Đán… thì công suất sẽ phải tăng cao. "Ở giai đoạn thứ 3, công suất của nhà máy sẽ phải đạt đến 150 triệu lít một năm, công ty sẽ đảm bảo cung ứng đủ cho thị trường", ông Mikio Masawaki khẳng định.

Sapporo
Nguồn VnExpress