Tổng kết xu hướng tiêu dùng 2012

12 xu hướng tiêu dùng này được xây dựng đặc biệt từ cái nhìn trực tiếp của người tiêu dùng (NTD) chứ không phải từ phía nhà sản xuất.

1. Xu hướng 1: Tiếp tục dư chấn lạm phát

a) 94% người tiêu dùng (NTD) cho rằng lạm phát sẽ tác động vào hành vi người tiêu dùng năm 2012
b) Hầu hết NTD cho rằng nền kinh tế Việt Nam sắp tới sẽ giữ nguyên (48%) hoặc sẽ xấu đi (36%)
c) Mối lo ngại về kinh tế xã hội của NTD (%)

xu hướng tiêu dùng 2012

d) NTD có xu hướng cắt giảm mua sắm ở kênh hiện đại và chuyển sang chợ. Họ sẽ tranh thủ mua sắm thường xuyên hơn khi có chương trình khuyến mãi.

2. Xu hướng 2: Tôi yêu Việt Nam

a) 71% tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao. Mức độ tin tưởng hàng Việt Nam chất lượng cao (%)

xu hướng tiêu dùng 2012

b) Hàng Việt Nam chất lượng cao được ưa chuộng vì chất lượng chấp nhận được và giá cả phải chăng. Đây là yếu tố cần được tiếp tục duy trì trong tương lai.

c) Mong muốn hàng Việt (%):

xu hướng tiêu dùng 3

d) NTD mong muốn một sản phẩm thật sự chất lượng và đáng số tiền họ bỏ ra

3. Xu hướng 3: An toàn là bạn

a) 84% NTD quan tâm đến an toàn thực phẩm. Đây thật sự là xu hướng xuyên suốt trong quá trình mua hàng của NTD.
b) Phản ứng khi thương hiệu có vấn để về an toàn thực phẩm (%)

xu hướng tiêu dùng 4

c) NTD quan tâm về an toàn thực phẩm nhiều hơn giá cả và uy tín thương hiệu, đặc biệt là ngành hàng FMCG

d) 50% NTD nhận thấy sự khác biệt giữa thực phẩm có nhãn hiệu và không nhãn hiệu ở mặt an toàn thực phẩm

e) 50% NTD sẵn sàng chi trả cao hơn 15% cho một thương hiệu an toàn

4. Xu hướng 4: Chất lượng = nguồn gốc + nhãn hiệu

a) Đây là một xu hướng về quan điểm hàng chất lượng của NTD. NTD nhận thức rất rõ về chất lượng sản, họ có những lập luận và có những tiêu chuẩn riêng cho hàng chất lượng.. Hãy cũng nhìn nhận tiêu chí chung cho hàng chất lượng của NTD Việt Nam để xây dựng hình ảnh tin cậy nơi khách hàng

b) 75% nói rằng hàng chất lượng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, 60% nói rằng hàng chất lượng là nhãn hiệu của một nhà sản xuất uy tín trên thị trường, 76% nói rằng đó là những sản phẩm mà bạn bè và người thân họ tin dùng,
90% nói rằng chúng được mua từ siêu thị,
75% nói rằng nơi bán hàng phải được nhiều người biết đến có bảng hiệu rõ ràng

5. Xu hướng 5: vai trò của chuyên gia

a) 80% NTD xem xét mua hàng khi nghe lời khuyên của chuyên gia

b) Khi nhận được thông tin sản phẩm chất lượng từ chuyên gia NTD đều tin tưởng về chất lượng sản phẩm, họ sẵn cân nhắc hoặc mua liền. Còn khi nhận thông tin này từ báo/tạp chí/truyền hình và từ bạn bè/người thân thì họ có xu hướng là tìm hiểu lại thông tin.

c) Không chỉ tin tường chuyên gia trong việc đánh giá chất lượng mà ngay cả khi nhận được thông tin sản phẩm kém chất lượng từ chuyên gia, đa số người tiêu dùng sẽ ngưng sử dụng ngay lập tức, hành động này rõ nhất khi nguồn thông tin xuất phát từ các chuyện gia (59%).
Việc xây dựng hình ảnh chuyên gia cho sản phẩm là một biện pháp quảng bá sản phẩm và kích thích mua rất hiệu quả.

6. Xu hướng 6: Nhóm trẻ tiên phong 20-29: với 15 triệu người


a) Nữ giới 20-29 là người quyết định chính trong trong ngành hàng thực phẩm và đồ dùng thiết yếu (~80%) . Trong khi nam giới 20-29 là người quyết định chính nhiều hơn đối với các loại đồ dùng lâu bền và sản phẩm công nghệ(~95%).

b) Họ sẵn sàng chi nhiều hơn cho các nhà sản xuất uy tín 50% và cho sản phẩm có các tính năng phụ trội 44%. Họ chọn một sản phẩm dựa trên sở thích cá nhân 55%. Họ thường tìm kiếm thông tin trước khi mua hàng 49%.

c) Chợ và của hàng tạp hóa là nơi phổ biến nhất để mua các đồ dùng thiết yếu (bao gồm các sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm vệ sinh,…). Siêu thị cũng là một kênh mua sắm quan trọng đối với họ.

d) Người tiêu dùng trẻ thuộc độ tuổi 20-29 mua áo quần và các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp chủ yếu ở các shop quần áo/mỹ phẩm và các siêu thị. Bên cạnh đó, 15% là mua chợ và 11% ở trung tâm thương mại.

e) Khi mua các mặt hàng lâu bền (sản phẩm điện tử gia dụng: TV, máy giặt, tủ lạnh), người tiêu dùng trẻ ở độ tuổi 20-29 quan tâm nhiều nhất đến giá cả, độ bền, tiết kiệm nhiên liệu, bảo hành và thiết kế theo thứ tự lần lượt.

f) Đối với sản phẩm công nghệ (điện thoại, PC, laptop,..) họ xem xét nhiều hơn các yếu tố độ bền, uy tín thương hiệu, chế độ bảo hành và thiết kế. Giá cả dường như không phải là yếu tố quan trọng.

g) Truyền miệng đóng vai trò quan trọng nhất trong thói quen mua sắm của người tiểu dùng trẻ đối với các sản phẩm công nghệ cao và các đồ dùng lâu bền. Khi được người thân hoặc bạn bè trực tiếp giới thiệu họ có thể quyết định mua sản phẩm dễ dàng hơn khi xem quảng cáo trên truyền hình hoặc các nguồn thông tin khác.

h) Vai trò của QC trên TV khá quan trọng đối với việc chọn mua đồ dùng lâu bền, nhưng ít quan trọng hơn khi chọn mua sản phẩm công nghệ.

7. Xu hướng 7: Tiêu dùng số

a) 80% người dân truy cập internet hàng ngày ở thành phố lớn

b) Cuộc sống internet ngày càng phong phú, việc mua bán online đã trở thành một thói quen không thể thiếu của nhiều người. Với việc mua sắm này người tiêu dùng có nhiều điều kiện để tham khảo ý kiến của nhiều người mua về một sản phẩm. Việc được xem ý kiến đánh giá trước khi mua chính là nhu cầu thiết yếu của nhiều NTD vì vậy “Tiêu dùng số” hứa hẹn sẽ là một xu hướng rất phát triển trong tương lai.

8. Xu hướng 8: Quyền lực nữ đang xuân

a) 40% kinh doanh riêng và 90% quyết định chính chi tiêu gia đình

b) Phụ nữ trung niên 30 – 55 tuổi khá năng động, hầu hết có xu hướng vừa đi làm vừa kinh doanh riêng (40%). Thu nhập khoảng trên 20 triệu đồng 1 tháng, những phụ nữ trung niên độc lập về tài chính này chủ yếu thu lợi nhuận từ việc kinh doanh riêng, bên cạnh đó, đầu tư vàng – BĐS cũng là nguồn thu đáng kể.

c) 3 mối quan tâm lớn nhất của phụ nữ trung niên là gia đình, sức khỏe và công việc. Trong đó, phụ nữ 45 – 55 tuổi dành nhiều tâm tư cho gia đình và sức khỏe hơn hẳn.

d) 3 vấn đề sức khỏe chính của phụ nữ trung niên bao gồm huyết áp cao, loãng xương và thấp khớp. Trong đó, phụ nữ 30 – 40 tuổi dường như gặp vấn đề về huyết áp cao trong khi phụ nữ 45 – 55 tuổi gặp vấn đề loãng xương nhiều hơn.

e) Gia đình chiếm vị trí quan trọng trong cả những hoạt động giải trí của phụ nữ trung niên. Ngoài ra, mua sắm, hoặc đi spa, đi chơi thể thao cũng là những hình thức giải trí của phụ nữ trung niên. Phụ nữ 45 – 55 tuổi còn thường tham gia vào các hoạt động từ thiện.

f) Du lịch không phải là những hoạt động mà phụ nữ trung niên thường làm nhưng hầu hết đều mong muốn được đi du lịch.
Một số hành vi mua sắm chung của phụ nữ trung niên có thể tóm tắt như sau:

- 90% quyết định chính viêc mua sắm trong gia đình

- Tìm hiểu thông tin trước khi mua

- Sẵn sàng trả giá cao hơn cho nhà sản xuất uy tín

9. Xu hướng 9: Vì tương lai con em

Sẵn sàng đầu tư và chi nhiều cho các sản phẩm chất lượng cho bé. Trung bình hàng tháng, các bà mẹ chi 2 triệu đồng cho 1 bé

10. Xu hướng 10: Tiêu dùng xanh


a) 35% sẽ tạm ngưng ngay lập tức khi sản phẩm ảnh hưởng môi trường

b) Xu hướng này thể hiện ngay trong việc các hoạt động xã hội vì môi trường ngày càng được nhiều nhận thức và tham gia.

c) “Giờ trái đất” được nhận biết rộng rãi, yêu thích và gần gũi với người dân đã thu hút được 68% người dân hưởng ứng. Ý tưởng khuyến khích dùng túi xách sử dụng nhiều lần thu hút được đông đảo 52% người dân tham gia (trong số 59% người nhận biết)…

d) 89% Người dân Hà Nội nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường xanh trong tương lai, trong khi các thành phố khác không chắc chắn lắm.

e) 35% người tiêu dùng các thành phố sẽ phản ứng tạm ngưng tức thì nếu sản phẩm sản xuất ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

f) 72% Những người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý làm thế nào để sản xuất không ảnh hưởng đến môi trường.

g) Một công ty tích cực tham gia các hoạt động xã hội sẽ được người tiêu dùng chú ý và được cân nhắc nhiều hơn khi họ quyết định mua sản phẩm tới 60%

11. Xu hướng 11: Văn hóa vùng miền

a) Hà Nội đòi hỏi dịch vụ VIP, Đà Nẵng nhạy cảm về giá, HCMC ít mua hàng ở chợ.

b) Vẫn còn tồn tại những khác biệt về văn hóa trong phong cách tiêu dùng của từng vùng miền, khi được hỏi: “Chăm sóc như VIP là những gì tôi thích” có đến 66% Người tiêu dùng Hà Nội đồng ý tán thành trong khi đó tỷ lệ này ở HCM là 48%. Nhưng 80% người NTD HCM lên án mạnh mẽ thái độ phục vụ tồi.

c) Ngoài ra họ còn có những khác biệt trong độ nhạy cảm về giá.

d) Những người ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long thích mua với số lượng lớn để tiết kiệm. Người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh không quan tâm nhiều như các thành phố khác trong kế hoạch chi phí hàng tháng của họ. Người miền Bắc sẽ trả thêm tiền cho sản phẩm / dịch vụ đó nếu nó độc đáo và duy nhất. NTD Trung và Bắc thích thương lượng giá

e) Ngoại trừ thành phố Hồ Chí Minh, mua sắm ở chợ vẫn còn là trong ưu tiên của người tiêu dùng giữa các khu vực còn lại.

f) Khác biệt trong những ảnh hưởng của Quảng cáo tới quyết định mua hàng:

g) Người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh ít mua sản phẩm ăn theo các quảng cáo. Người tiêu dùng tại các thành phố lớn đều thống nhất trong việc tin tưởng vào lời giới thiệu từ bạn bè. Những tấm biển quảng cáo ngoài trời thu hút sự chú ý nhiều hơn ở các thành phố lớn hơn
 Quảng cáo LCD được rất nhiều ủng hộ tại thành phố Hồ Chí Minh.Quảng cáo với phí bảo hiểm sẽ hiệu quả hơn tại Hà Nội. Quảng cáo hài hước được ưa thích trên toàn thành phố, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Xu hướng 12: Ăn tết hiện đại trên nền tảng truyền thống

a. Những thay đổi mà NTD cảm nhận chủ yếu: “các hoạt động truyền thống chuẩn bị đón Tết hầu như không còn nữa”. Bởi sản phẩm ngày càng đa dạng và tiện lợi hơn, phong tục ăn Tết giản dị hơn. Ngoài ra, họ cho rằng “không khí ngày Tết không còn vui/ ấm áp như ngày trước”.

b. Thời gian mua sắm được rút ngắn lại, Người tiêu dùng ở những thành phố lớn có kế hoạch mua sắm trước Tết khoảng 1-2 tuần cho các sản phẩm: thức uống, bánh kẹo/ mứt, quà biếu. Bởi đây là thời điểm NTD chủ yếu chi tiền vào kênh mua tại 3 kênh: siêu thị, tiệm tạp hóa có bảng hiệu và metro.

c. Giá cả là một trong những yếu tố được quan tâm nhiều nhất đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán. Bởi hầu hết các sản phẩm đều tăng giá vào dịp này. Do đó, yếu tố quan trọng được cân nhắc chọn quà biếu được sắp xếp theo thứ tự: giá cả, bao bì dành riêng cho dịp Tết, bao bì cao cấp và nhãn hiệu nổi tiếng.

d. Các hoạt động truyền thống như chúc Tết ông bà, đến nhà bạn chơi và về quê được duy trì tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn thấy sự khác biệt rõ nét về các hoạt động vào dịp Tết giữa 2 nhóm đối tượng: Teen & người lớn:

- Teen: đi xem phim ở rạp, đi đến các khu vui chơi, chơi game…

- Người lớn: chủ yếu xoay quanh việc thăm viếng và chúc Tết: đồng nghiệp, cấp trên và đối tác…

e. Các hoạt động truyền thông về sản phẩm tại các địa điểm rạp chiếu phim, nơi giải trí chủ yếu hướng đến nhóm đối tượng Teen. Các sản phẩm vào dịp Tết nên mang theo thông điệp lời chúc Tết để làm quà biếu khi thăm viếng.

Nguồn BrainMark