Văn hóa doanh nghiệp: Sáng tạo để thành công

Ngày nay, tại Việt Nam, những nỗ lực để tư duy sáng tạo trong kinh doanh đang được các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm. Nỗ lực đó cũng được bắt đầu từ việc các doanh nghiệp sẻ chia những góc nhìn, quan điểm để nâng cao năng lực phát triển và khả năng cạnh tranh của mình.

Thạc sĩ nghệ thuật, Giám đốc Bảo tàng Áo dài Lê Sĩ Hoàng, nhà báo Daniel H. Pink, tác giả của cuốn “Một tư duy hoàn toàn mới” có quan điểm rất thú vị rằng: Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của những người Sáng tạo và Đồng cảm, bởi khả năng đưa ra những ý tưởng khác biệt để tạo lợi thế cho bản thân và tổ chức. Tuy nhiên, trong thế kỉ XXI, điều chúng ta nhận ra là nguồn thông tin không quá đắt (xã hội đa phương tiện thông tin), nhưng kĩ năng xử lí thông tin thì “cực kì đắt” vì không phải ai cũng tư duy có phương pháp, nghệ sĩ Lê Sĩ Hoàng nói.

Ông cũng dẫn ra những ví dụ khá điển hình và đã thành công nổi bật tới tư duy sáng tạo. Có thể kể đến trước hết là Unilever Việt Nam, với các sản phẩm tiêu dùng thông dụng như bộ kem đánh răng PS Muối, Chanh Thơm mát và Trà Xanh. Để có được bộ ba sáng tạo đó, Unilever Việt Nam đã dựa trên xây dựng đội ngũ marketing đầy sức sáng tạo; Tổ chức nghiên cứu thấu hiểu hành vi, thói quen của người tiêu dùng và thị trường mới bằng các nghiên cứu thị trường; Bằng sự háo hức và sáng tạo của marketing đưa các nhãn hiệu, thương hiệu vào tâm thức người tiêu dùng. Tương tự, bí quyết của Gốm Minh Long là sáng tạo trên 3 kỉ luật: Suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ kỷ luật nghề nghiệp quen thuộc: Suy nghĩ vượt ra ngoài kỉ luật nghề nghiệp quen thuộc: Thực hành với năng lực chuyên môn tốt nhất trong kỷ luật nghề nghiệp; Thực thi quá trình lao động sáng tạo theo một quy trình đầy tính kỷ luật. Còn Muối Tây Ninh – một “gia vị” tưởng có doanh thu nhỏ nhưng không hề nhỏ, theo nghệ sĩ Lê Sĩ Hoàng, đã thành công nhờ: Hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên; Thành phần không thể tách rời của văn hóa ẩm thực Nam Bộ và Sự khác biệt…

"Những tấm gương như vậy khiến ta có thể đi đến đúc kết rằng: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuộng tính sáng tạo, sẽ kích hoạt tiềm năng thành công của chính Cty” - ông Hoàng nhấn mạnh.

Từ đó, nhà thiết kế - Giám đốc Bảo tang Áo dài Việt Nam kiến giải, có ba vấn đề mấu chốt mà doanh nghiệp phải thực thi để xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuộng tính sáng tạo: Thứ nhất, định vị doanh nghiệp là một đối tác. Trong đó, xác định bắt tay chặt chẽ với các đối tác nhỏ hơn, các công ty phần mềm hoặc công nghệ xã hội; Tận dụng mạng lưới toàn cầu làm đội ngũ sản xuất và thiết kế cho lĩnh vực truyền thông lẫn kỹ thuật số; Tất cả đều được xác lập như một nhóm sáng tạo chiến lược bao gồm rất nhiều đối tác cung cấp giải pháp cho Công ty và khách hàng. Thứ hai, thay đổi môi trường làm việc, bao gồm: Tạo được một môi trường làm việc khuyến khích nhân viên sáng tạo; không gian văn phòng mở hoàn toàn, không có vách ngăn hay phòng riêng; phòng họp và căn-tin lắp đầy trang thiết bị giải trí. Thứ ba, thuê mướn sự sáng tạo từ bên ngoài, gồm: Cách làm mới dành cho môi trường làm việc nuôi dưỡng sự cách tân; xác định người thực hiện công việc không nhất thiết phải là nhân viên trong công ty. Doanh nghiệp cần xác định việc thuê mướn từ bên ngoài trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn phải vật vã trong việc sáng tạo là điều tốt. Sau đó, mới tính đến việc hấp thụ sự sáng tạo ấy vào trong doanh nghiệp để tiến hành những cải tiến sau này!

Giao Lê - Cty Ngọc Nam Phương
Nguồn Diễn đàn Doanh nghiệp