Việt Nam nhất thế giới: Quảng cáo và uống rượu, bia thỏa thích

Bất kể lúc nào, ở đâu kể cả ở miền núi, vùng kinh tế hàng hóa chưa phát triển...mọi người đều có thể có được rượu bia nếu có nhu cầu.

Ths Vũ Minh Hạnh, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) đã đưa ra nhận định này và chỉ thêm nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng rượu bia.

Nhiều hình thức quảng cáo rất tinh vi

* Thưa bà, liên quan đến câu chuyện phòng chống tác hại của rượu bia, có nhiều ý kiến cho rằng tại Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống pháp luật trong lĩnh vực này. Theo bà khoảng trống đó là gì? Dự thảo “Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia tại Việt Nam” đã bổ sung được những điểm còn khuyết thiếu trong công tác quản lý?

Đúng là hiện Việt Nam còn nhiều khoảng trống của pháp luật đối với việc phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn.

Cụ thể như văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) hiện mới chỉ bước đầu chú trọng đến giảm thiểu tác hại của lạm dụng rượu, chưa đề cập đến giảm tác hại của lạm dụng bia trong khi mức độ tiêu thụ lượng rượu nguyên chất bình quân/người từ 15 tuổi trở lên/năm của người Việt Nam có nguồn gốc do dung nạp từ bia cao hơn hẳn so với từ rượu.

Văn bản QPPL về phòng chống tác hại của lạm dụng rượu chưa mang tính hệ thống, các nội dung điều chỉnh nằm rải rác ở nhiều văn bản với hiệu lực pháp lý khác nhau cũng như do nhiều ngành/lĩnh vực khác nhau ban hành.Phạm vi điều chỉnh còn chưa đầy đủ, thiếu cơ sở pháp lý để đảm bảo triển khai đồng bộ các nhóm quy định nhằm giảm tác hại của lạm dụng rưuu bia (RB).

Theo bà Hạnh, còn nhiều khoảng trống pháp lý về quản lý bia rượu cần được hoàn thiện

Có hiện tượng chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản QPPL hiện hành và chưa có sự đồng bộ trong quy định hoặc quy định không rõ ràng chẳng hạn như cấm bán rượu mạnh ở quán Karaoke nhưng không cấm bán ở vũ trường…

Một số quy định còn chung chung, khó áp dụng trong việc triển khai thực hiện; chưa có chế tài xử lý hoặc chế tài chưa đủ mạnh; hay thiếu đồng bộ trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở một số lĩnh vực như bán rượu cho người dưới 18 tuổi, quảng cáo, tiếp thị rượu trái với quy định...

Hiệu lực pháp lý của các văn bản QPPL về phòng chống tác hại của lạm dụng rượu còn thấp.

Đến nay, Dự thảo “Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia tại Việt Nam” đã khắc phục được những bất cập trên.

Theo đó, việc phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia đã được quy định trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong quản lý và kiểm soát vấn đề này.

Kiểm soát tình trạng lạm dụng bia cũng đã được đề cập trong Dự thảo Luật lần này. Cùng với đó các nhóm giải pháp về phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia trong Dự thảo Luật toàn diện hơn, đồng bộ hơn, bao gồm cả kiểm soát cung, kiểm soát cầu và các biện pháp giảm tác hại trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe.

Các văn bản QPPL hiện nay mới chỉ đề cập đến các biện pháp hạn chế cung hoặc hạn chế cầu một cách rời rạc với phạm vi điều chỉnh nhỏ, lẻ…

* Trước đó luật chỉ cấm quảng cáo rượu từ 15 độ trở lên. Điều nà

Bích Ngọc
Nguồn Báo Đất Việt