Ông Ngô Vi Đồng: 3 yếu tố cốt lõi làm nên thương hiệu HPT

Ông Ngô Vi Đồng: 3 yếu tố cốt lõi làm nên thương hiệu HPT

Nhắc đến HPT, người ta lập tức nhớ đến "ông Đồng", người gây dựng và lèo lái HPT ngay từ những ngày đầu thành lập. Bởi không có "ông Đồng" kỹ tính, đòi hỏi cao nhưng cũng hết sức "chịu chơi", sẽ không có một HPT phát triển vừa mạnh mẽ, vừa thong dong.

Vững chãi, quy củ nhưng cũng sẵn sàng "phá cách", hai mươi năm gây dựng, lèo lái, nhìn lại thành quả của mình, ông Ngô Vi Đồng, Chủ tịch HĐQT HPT, bảo rằng còn quá nhiều điều ông kỳ vọng nhưng HPT vẫn chưa đạt được. Tuy nhiên, ông lại rất tin thế hệ kế cận của HPT sẽ làm được điều đó, trong một tương lai không xa.

Ngày 10/1, HPT chính thức đánh dấu tuổi 20 của mình bằng một chương trình hết sức đặc biệt: Hòa nhạc HPT do Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch TP.HCM thể hiện. Chương trình mở đầu với phần chỉ huy của nhạc trưởng Lê Phi Phi trên những vũ khúc valse lừng danh như một lời chúc phúc đầu năm cho khách tham dự.

Tiếp theo, hai nghệ sĩ piano nổi danh trên đất Bắc là Quỳnh Trang và Tâm Ngọc đã mang đến cho khán phòng tổ khúc "Sắc màu Tây Bắc Việt Nam" của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc.

Ông Nguyễn Minh Hồng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – trao bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông cho Ông Ngô Vi Đồng – Chủ tịch HĐQT, đại diện BLĐ Công ty.

Từng nốt nhạc là từng nét họa, tạo nên bức tranh sinh động, muôn màu từ đất trời của vùng cao nguyên hấp dẫn nhất Việt Nam. "Đây là món quà vô giá mà HPT vinh dự nhận được từ nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, dành riêng cho tuổi 20 của HPT", ông Ngô Vi Đồng tự hào khoe.

Khép lại chương trình là vở ballet Chuyện tình non sông của hai NSND Vũ Hoài và Vũ Việt Cường. Câu chuyện tình yêu của những người lính ở cả hai thế hệ trong bối cảnh nước non khói lửa không được trọn vẹn vì có máu rơi, có chia cắt... nhưng vẫn có một cái kết thật đẹp: thế hệ kế thừa lớn lên, được thụ hưởng nền giáo dục tiên tiến ở nước ngoài, quay về xây dựng quê hương...

Kết cục của vở diễn khiến nhiều người nhớ đến một thế hệ sinh ra trong giai đoạn cuối của cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, thừa hưởng nền giáo dục ở các nước Liên bang Xô Viết ngày xưa, nay đang nắm giữ những vị trí chủ lực trong công cuộc phát triển đất nước mà ông Ngô Vi Đồng là một ví dụ.

* Được học tập ở nước ngoài, lại khởi nghiệp vào lúc thị trường vẫn còn như "tờ giấy trắng", rộng đường vùng vẫy, nếu so với giới trẻ hiện nay, ông có thấy thế hệ của mình có nhiều lợi thế hơn hẳn?

- Đúng là chúng tôi may mắn được lớn lên trong hòa bình và được tiếp cận kiến thức mới ngay lúc đất nước rất cần nhân lực để xây dựng, tái thiết... Chúng tôi có nhiều cơ hội nhưng so với giới trẻ ngày nay, các bạn có lợi thế về công nghệ, về sự cởi mở và cả lợi thế "phẳng" trong cạnh tranh toàn cầu... nên đã có nhiều người trẻ nỗ lực và bắt kịp những gì thế hệ chúng tôi gây dựng trước đấy thôi.

Tôi nghĩ, môi trường nào cũng vậy, đều có khó khăn kèm với thuận lợi. Vấn đề là m&igra_*?

Đặng Quý Yên
Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn