Hiểu về Print-ad (Phần cuối): Những lưu ý khi trình bày ý tưởng và sản xuất print-ad

Hiểu về Print-ad (Phần cuối): Những lưu ý khi trình bày ý tưởng và sản xuất print-ad

Hình 1: Khi trình bày ý tưởng nghệ thuật (ý tưởng thực hiện), không cần print-ad phải được thể hiện quá hoàn chỉnh.

Phần trình bày của agency về các ý tưởng quảng cáo print-ad cần phải trực quan sinh động. Đơn giản vì insight, định hướng sáng tạo (creative direction), ý tưởng chủ đạo (big idea / advertising idea), ý tưởng nghệ thuật (art direction / executional idea) đã được thảo luận và thống nhất trước đó rồi. Thêm vào đó, không giống như bản storyboard cho một TVC (đòi hỏi quá trình sản xuất phức tạp), cách trình bày print-ad được yêu cầu phải gần giống như lúc chạy thực tế.

Xem lại:

- -

Hướng dẫn cách trình bày ý tưởng quảng cáo print-ad hiệu quả

Hình 2: Các bước từ chụp hình, composition đến retouch và cho ra print-ad hoàn thiện.

Khi trình bày ý tưởng nghệ thuật (ý tưởng thực hiện), không cần print-ad phải được thể hiện quá hoàn chỉnh. Chủ yếu là thể hiện được ý đồ của ý tưởng để biết được liệu cách thể như vậy có truyền tải được thông điệp một cách hiệu quả hay không, mức độ phức tạp của việc đầu tư cho sản xuất (production values, 3D, retouch, etc).

Mặc dù nói rằng khi trình bày print-ad không cần phải quá hoàn chỉnh, phần lớn các creative agency hiện nay đều có thừa khả năng vẽ và tô màu cho print-ad trên máy tính rất giống với thực tế sẽ thực hiện.

Cuối cùng, có thể yêu cầu agency thử gắn print-ad vào một trang báo thực tế, đúng kích thước, đúng vị trí, đúng màu sắc, để có thể đánh giá được toàn diện hơn.

Làm mock-up vào tờ báo thật để đánh giá hiệu quả của print-ad...

Đặc biệt lưu ý yếu tố Branding của nhãn hàng. Branding đòi hỏi creative team phải cân nhắc nghiêm túc 2 vấn đề sau:

  • Quảng cáo cần phải khác biệt với phía đối thủ cạnh tranh và đương nhiên là khác cả với các quảng cáo trên cùng một trang của ấn phẩm.
  • Quảng cáo cần thể hiện đúng những giá trị và phẩm chất của thương hiệu đã từng được tạo ra từ các quảng cáo trước đó. Khi xem quảng cáo, người đọc có “cảm” được cảm cái hồn của thương hiệu như khi họ đang sử dụng sản phẩm thật sự không?

- -

Những vấn đề thực tế khi sản xuất print-ad

Trước khi sản xuất (Pre-production)

  1. Giai đoạn tiền sản xuất (pre-production) của quảng cáo trên TV là bắt buộc và thường bao gồm các cuộc gặp mặt giữa nhiều bên để thống nhất ý tưởng. Điều này cũng cần được áp dụng với print-ad để đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan, từ người thiết kế, người chụp ảnh đến người dàn trang, lên ý tưởng và phía đại diện thương hiệu đều đang có chung một mục tiêu.
  2. Đồng thời việc cân nhắc kỹ lưỡng về mục tiêu truyền thông cũng rất quan trọng, vì điều này sẽ giúp ích cho việc đánh giá tốt hơn về những gì sẽ đạt được sau này.
  3. Các ấn phẩm khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau với mỗi quảng cáo, vì thế cần tính toán trước về việc liệu có nên dùng một quảng cáo chung cho tất cả mọi ấn phẩm hay nên tính toán trước những thay đổi trong nội dung hay hình dáng / kích thước / chất liệu in.
  4. Việc nghiên cứu trước từng ấn phẩm là rất quan trọng, vì kết quả cuối cùng là cần đạt được tiêu chuẩn của tờ báo đó một cách tốt nhất.

Xem xét quảng cáo trong bối cảnh thực tế

Cuối cùng, cần chắc chắn là bạn phải thấy được print-ad của mình xuất hiện như thế nào trong ấn phẩm.

Trước đó, trong bài cũng đã đề cập về việc print-ad cần được trình bày bằng cách gắn vào một ấn phẩm thực tế để xem xét toàn diện. Hãy chịu khó yêu cầu agency làm thử thực tế như vậy để đánh giá toàn diện print-ad của bạn khi đặt trong tờ báo hay tạp chí mà bạn dự định sẽ đặt quảng cáo sau này, trước khi tiến hành bất kỳ quyết định sản xuất hàng loạt nào.

Ngoài ra nếu có chạy trên các phương tiện truyền thông khác (như billboard, bus-shelter), bạn cũng nên đề nghị agency làm mock-up thử để xem xét. Việc này thường không mất quá nhiều thời gian nhưng có thể giúp tránh được những lỗi do chủ quan.

Kết: Nên và Đừng khi làm Print-ad

Nên

  • Nghiên cứu trước các ấn phẩm
  • Thu hút sự chú ý mà không gây phản cảm
  • Thưởng cho người đọc bằng những thông tin hay
  • Tạo ra sự gắn kết giữa câu chữ và hình ảnh
  • Dẫn dắt người đọc xuyên suốt quảng cáo
  • Sử dụng câu chữ sao cho dễ đọc, dễ nhớ
  • Xem trước bản mẫu khi đặt vào bối cảnh của ấn phẩm

Đừng

  • Truyền tải thông điệp một chiều
  • Khiến người đọc chán ngán“hmm, lại là quảng cáo…”
  • Viết quá nhiều hoặc quá ít
  • Tưởng lầm rằng nếu bạn hiểu dòng tiêu đề chính thì ai cũng sẽ hiểu

Brands Vietnam