Kantar WorldPanel công bố chỉ số Brand Foot-print, Coca-Cola, Colgate và Nescafe dẫn đầu tại Châu Á

Kantar WorldPanel công bố chỉ số Brand Foot-print, Coca-Cola, Colgate và Nescafe dẫn đầu tại Châu Á

Dựa theo thống kê báo cáo xếp hạng Mức độ phổ biến thương hiệu (Brand Foot-print) của Kantar Worldpanel, Colgate tiếp tục giữ vững vị trí thương hiệu FMCG "được lựa chọn nhiều nhất" tại Châu Á bất chấp sự tăng trưởng gấp đôi của các thương hiệu địa phương khác.

Báo cáo xếp hạng này được thực hiện trên quy mô lớn với 63% dân số toàn cầu.

Báo cáo xếp hạng này được thực hiện trên quy mô lớn với 63% dân số toàn cầu: gồm 956 triệu hộ gia đình trên 35 quốc gia và chiếm 68% GDP toàn cầu - dựa theo công bố của Kantar Worldpannel. Khảo sát được thực hiện trên 200 nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) từ lĩnh vực nước uống, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, chăm sóc gia đình, thức uống có cồn, bánh kẹo tới dao cạo râu và lưỡi cao râu, tã giấy. Khảo sát này đo lường mức độ thâm nhập thị trường của thương hiệu (penetration - có bao nhiêu hộ gia đình đang chọn mua một thương hiệu), tần suất mua hàng (frequency - số lần thương hiệu được chọn mua) và thể hiện kết quả trong phần “Chỉ số tiếp cận NTD” (Consumer reach points).

Ở cấp độ quốc gia, Thái Lan có tốc độ tăng trưởng mức độ tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất thế giới với mức tăng 9%. Đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng dẫn đầu này là nhờ ngành hàng giải khát với mức tăng 14%.

Trong khi đó, thị trường Trung Quốc cũng nằm trong những nước có chỉ số tăng trưởng mức độ tiếp cận người tiêu dùng nhanh trên thế giới với 7%, tuy nhiên mức độ tăng trưởng đang dần châm lại do ảnh hưởng nền kinh tế, làm cho người tiêu dùng ngày càng tinh tế và nhạy cảm hơn với giá cả.

Ở quy mô toàn cầu, Coca-cola vẫn giữ nguyên phong độ, dẫn đầu chỉ số tiếp cận người tiêu dùng với mức tăng trưởng 2%, theo sau là Colgate với mức tăng 3%.

Ở quy mô toàn cầu, Coca-cola dẫn đầu chỉ số tiếp cận người tiêu dùng với mức tăng trưởng 2%, theo sau là Colgate với mức tăng 3%.

Các thương hiệu nội địa có tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi các thương hiệu toàn cầu và các thương hiệu nội địa tiếp tục chiếm phần lớn quyết định mua hàng của khách hàng ngay tại điểm bán (shoppers) tới 60%. Điều này là quy luật chung diễn ra hầu hết các nước trên thế giới, tiêu biểu nhất là khu vực Châu Á nơi mà thương hiệu nội địa nắm giữ 69% trên tổng điểm tiếp cận người tiêu dùng.

Kantar: Thương hiệu nội địa phát triển nhanh chóng cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu toàn cầu như Trung Quốc, Philippines, Đài Loan và Thái Lan

Nước xả vải Downy của Proter & Gamble tăng trưởng mạnh mẽ điểm tiếp cận người tiêu dùng tại thi trường Châu Á với 40%. Thành công của nhãn hàng này tại Indonesia, theo Kantar, là nhờ nhãn hàng này đã ra mắt sản phẩm với chiến dịch tương tác online đầy kịch tính mang tên “The Scent of Passion".

Oreo cũng là một ví dụ điển hình với mức tăng trưởng cao lên tới 12% tại các quốc gia khu vực Châu Á ngoại trừ Việt Nam và Đài Loan. Các nhãn hàng khác có mức tăng trưởng cao tương tự như là Sunlight (23%), Yakult ( 19%), Vim (15%), nhãn hiệu bánh kẹo Kopiko của Indonesia và nhãn hiệu bánh kẹo Orion của Hàn Quốc.

Khảo sát của Kantar đề cập đặc biệt tới nước Indonesia tại khu vực Châu Á. Với mức tăng trưởng bình quân đầu người hằng năm là 5.6% cũng như mức tăng dân số nhanh chóng thì nền kinh tế của Indonesia được xem là thị trường tiềm năng hơn cả Đức và Anh vào năm 2030 khi mang lại khoảng 80 triệu người tiêu dùng mới cho việc tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Hơn thế nữa, nhu cầu cho những thương hiệu FMCG cao cấp cũng tăng lên. Đặc biệt các mặt hàng socola, nước xúc miệng, sữa tắm em bé, sữa rửa mặt, sữa tắm và phô-mát thì chiếm thị phần lớn so với năm ngoái. Ví dụ điển hình như mặt hàng dầu gội đầu Dove và Pantene có giá cao hơn các dầu gội khác thì chiếm 60% số lượng bán ra.

Thêm vào đấy, hơn một nửa các dòng sản phẩm của ngành FMCG đóng gói với dung tích lớn hơn (upsizing) được người tiêu dùng Indonesia ưa chuộng hơn như dầu gội đầu, thức uống nhanh như café và sữa. Vì thế, sức mua cho các mặt hàng bao bì đóng với kích thước nhỏ dạng túi, gói hay bịch (sachet nói chung) giảm xuống.

Bảng xếp hạng TOP 10 thương hiệu toàn cầu (Nguồn: Kantar)

Nguồn Campaign Asia