6 sai lầm trong lịch sử 10 năm của Facebook

Kể từ khi thành lập cách đây 10 năm, Facebook đã vươn lên nắm quyền để trở thành “ông vua mạng xã hội”, nâng tầm trang mạng của mình một cách nhanh chóng đến đáng kinh ngạc và đến nay đã cán mốc vượt hơn 1 tỉ người dùng hàng tháng. Sự phát triển vượt bậc của Facebook đã và đang đe dọa sự tồn tại của rất nhiều thương hiệu mạng xã hội trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi kế hoạch của “ông vua” này đều thuận buồm xuôi gió.

1. Facebook Home

Facebook đã thất bại trong công cuộc đưa Facebook xuất hiện trên thiết bị di động đầu tiên của mình. Sự hình thành của Facebook Home – một ứng dụng đem đến cho người dùng những trải nghiệm Facebook trọn vẹn trên hệ điều hành Android của mình - tưởng chừng như sẽ mang đến một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của Facebook. Tuy nhiên, sự việc hoàn toàn không dễ dàng như thế.

Mark Zuckerberg đã đích thân giới thiệu ứng dụng của mình cho ông Peter Chou – Giám đốc điều hành của HTC với mong muốn sự hợp tác này có thể giúp phô trương thanh thế cho cả 2 thương hiệu vào cuối tháng 4 sắp tới. Sự ra đời của chiếc điện thoại HTC đầu tiên có cài đặt ứng dụng Facebook Home, trái với mong đợi, đã mang về một kết quả kinh doanh thảm hại cho cả hai doanh nghiệp, và được giới truyền thông đặt tên là một trong những thất bại lớn nhất của

2. Facebook Credits

Lại một thất bại của Facebook khi cố gắng đưa thu nhập của mình vượt ra ngoài những khoản tiền quảng cáo thông thường bằng cách đưa đồng tiền ảo “Facebook Credits” vào cuộc chơi với mong muốn đem về một nguồn doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp

Facebook Credits là một đồng tiền ảo với tỷ lệ trao đổi là 1 USD = 10 Facebook Credits. Đồng tiền này sẽ được sử dụng để chi trả cho những “sản phẩm ảo” cao cấp hay những ứng dụng đặc biệt trên trang Facebook mà người dùng cần trả phí để được sử dụng.

Sau khi nhận thấy chiến lược của mình không mang lại kết quả tốt, Facebook đã quyết định từ bỏ đồng tiền ảo này và tuyên bố Facebook Credits sẽ bị “xóa sổ vào tháng 6 năm 2012, và người dùng Facebook sẽ trở về sử dụng đồng tiền của mình để chi trả trên trang mạng xã hội Facebook.

3. Facebook Questions

Vào tháng bảy năm 2012, Facebook đã tung ra dịch vụ hỏi đáp (Facebook Questions) nhằm cạnh tranh trực tiếp với Quora – một trang web dịch vụ tương đương đang cực kì phát triển vào giai đoạn đó.

Thế nhưng, rất nhanh sau đó, vào tháng 10 cùng năm, Facebook đã tuyên bố đóng cửa Facebook Questions, đồng thời gỡ bỏ tất cả những bảng câu hỏi và lựa chọn vốn được dùng để đưa ra một cuộc thăm dò trên New Feed. Dịch vụ này vẫn còn hiện hữu trên một vài trang Fanpage, tuy nhiên cho đến tháng 7 năm ngoái thì nó hầu như đã bị xóa sổ.

Có thể hiểu sự xóa sổ của dịch vụ Facebook Question là vì việc thành lập một cộng đồng những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực để giải đáp các thắc mắc của người dùng là điều không hề dễ dàng, đây cũng chính là lí do dẫn đến sự thành công của Quora.

4. Facebook Places

Như muốn đưa ra lời thách thức với Foursquare, Facebook đã cho ra mắt Facebook Places, một tính năng cho phép người dùng “check-in” địa điểm của họ thông qua thiết bị di động. Thế nhưng, cũng chung số phận như nhưng tính năng trên, Facebook Places đã bị xóa sổ vào tháng tám năm 2011.

Nhằm cứu vãn tình hình, Zuckerberg đã quyết định thay vì cung cấp tính năng “check-in” của Facebook Places trước đây như một hoạt động độc lập, thì Facebook sẽ tích hợp điều này cùng với việc update status của người dùng. Và quả nhiên, sự dịch chuyển thông minh này đã đem lại thành công vượt bậc cho Facebook và đồng thời cũng khiến Foursquare mất dần vị thế của mình.

5. Poke

Trong công cuộc tìm kiếm những điểm mới cho trang mạng xã hội của mình, Zuckerberg đã chọn cách copy mô hình sản phẩm của đối thủ cạnh tranh rồi đưa nó thành một tính năng của facebook. Chính sự lựa chọn này đã dẫn đến cuộc đối đầu nảy lửa giữa Snapchat và Facebook về việc “bắt chước” ứng dụng Poke - bản quyền của Snapchat- trên Iphone.

Sau khi việc tung ra tính năng này bị thất bại, Zuckerberg đành “trốn tránh trách nhiệm” bằng lời tuyên bố rằng tất cả chỉ là một trò đùa của những nhà phát triển Facebook trong một cuộc đua hacking lẫn nhau.

6. Graph Search

Mặc dù đây chỉ là nghề tay trái của mình, nhưng Facebook đã rất mạnh miệng khi tuyên bố thách thức ông trùm tìm kiếm Google với sản phẩm công cụ tìm kiếm riêng của mình: Graph Search. Tính năng này được lập trình để tìm kiếm thông tin, hình ảnh, địa điểm… được đăng tải trên mạng xã hội. Không những thế, công cụ này còn cung cấp những thông tin đáng tin cậy vì chúng đã được xác thực và khai thác bởi bạn bè của bạn.

Tuy nhiên, chính vị sự phức tạp của thông tin trên Facebook, công cụ tìm kiếm này đã vận hành khá ì ạch và chậm chạp. Và Zuckerberg đã phải thừa nhận trong 1 buổi phỏng vấn với Bloomberg rằng sẻ chỉ là “hoang tưởng” nếu mọi người yêu cầu Graph Search có thể đưa ra được kết quả trong thời gian chỉ bằng phân nửa so với hiện tại.

Thế nhưng trong suốt lịch sử 10 năm phát triển của mình, Facebook đã luôn cố gắng không ngừng để tái cấu trúc và thiết kế lại dịch vụ này trên ứng dụng di động. Mặc dù các chuyên gia mạng xã hội đã khẳng định rằng việc thu thập toàn bộ các thông tin từ hàng tỷ status được đăng tải trong lịch sử ngần ấy năm của Facebook là một cuộc hành trình gian nan vất vả có nhiều kéo dài nhiều năm.

Nguồn Marketer Vietnam