Mobile marketing – Bao giờ mới cất cánh

Quá khứ vàng son

Thật sự thì không phải đến thời điểm này Mobile marketing mới được nhắc đến. Cách đây 4, 5 năm rất nhiều Brand về thời trang, ngân hàng, FMCG đã làm SMS marketing; rất nhiều agency đã nổi lên nhờ kinh doanh đầu số; nhiều CP (content provider) kiếm được tiền tỉ nhờ kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ. Thời kì sôi động đó kết thúc với việc các nhà mạng siết chặt SMS, còn người dùng cũng chán ngán với những trò spam vô ý thức, kể cả lừa đảo.

Tuy nhiên sự bùng nổ của Smartphone, Tablet, Game, Apps và Mobile site đã tạo nên làn sóng mới cho Mobile marketing trong khoảng 2 năm trở lại đây. Khi mà việc sở hữu Smartphone đã trở thành ước mơ đơn giản trong tầm tay, khi mà 2 người bạn đi café nói chuyện với nhau qua chiếc điện thoại thì các nhà Quảng cáo biết rằng mình không thể đứng ngoài cuộc chơi đó.

Thực tại đầy thách thức

Có quá nhiều tiềm năng và thuận lợi để Mobile marketing bùng nổ. Số lượng người dùng chiếm 1/3 dân số. Thuê bao hơn 100 triệu. Số lượng game, apps lên đến hàng trăm ngàn. 45% mobile internet. Viber, Zalo, Facebook messenger gần như thống trị hành vi giao tiếp của giới trẻ.

Tuy vậy hầu hết các Brand và Agency vẫn đang loay hoay thử nghiệm đủ mọi hình thức để tìm ra cách làm Mobile thật sự hiệu quả. Bên cạnh 1 số case tạm gọi là thành công thì Mobile vẫn đang chờ đợi 1 cú hích thật sự để chứng minh được sức mạnh của nó. Thử nhìn lại những gì đang diễn ra để lí giải sự kìm nén đó

1. Thiếu sự khác biệt về trải nghiệm hoặc nội dung

Có quá nhiều ý tưởng xuất sắc đã chinh phục người dùng, nên kẻ đi sau khó tìm ra điểm mới.

Tại sao giới trẻ phải cài MyKool Vietnam (Clear) khi Instagram, Foursquare, Path đã quá tuyệt? Tại sao họ phải tải Game của Brand nếu nó chỉ là bản sao nửa vời của Angry Bird ? Tại sao đàn ông phải sử dụng app ForBoss của X-men khi mà nó chỉ đơn thuần liệt kê những lời khuyên nhàm chán ? Và tại sao phụ nữ phải sử dụng các app của Brand copy những lời khuyên cũ rích về quá trình mang thai ?

Hoặc chinh phục người dùng bằng Công nghệ (AR, Motion), hoặc bằng sự chỉnh chu đến từng chi tiết, hoặc bằng nội dung thật sự có giá trị. Ở VN thì chỉ có vài Brand thành công nhờ cung cấp cho người dùng nội dung hữu ích, ví dụ như các app Mobile banking, Milo Giúp trẻ lớn khôn, Knorr – 100 món ngon.

2. Thiếu platform đủ mạnh

Ai cũng sử dụng mobile mỗi ngày, nhưng làm sao để họ đến với Mobile site hoặc App của bạn , nếu không khiến họ luôn cảm thấy bỏ lỡ 1 điều gì đó

iButterfly có thể xem làm 1 platform tạm thành công. Mỗi ngày vào bắt bướm tích điểm và có cơ hội đổi quà. Quà lớn, quà nhỏ rất nhiều, thậm chí là cực khủng. Không những thế còn có chợ để mua bán, trao đổi. Vậy còn chờ gì nữa mà không bắt bướm

Chỉ tiếc là iButterfly không duy trì được các hoạt động thường xuyên nên lượng user trung thành ngày càng giảm. Hơn nữa giả sử Zalo hay Facebook ra 1 App tương đương thì khó lòng mà cạnh tranh được

3. Người dùng đang bị khai thác đến mức cạn kiệt

Rất nhiều người khi mới mua Smartphone ra sức cài mọi ứng dụng có thể. Nhưng rất nhanh sau đó, họ chỉ còn sử dụng vài ứng dụng quen thuộc. Hoặc đơn giản chỉ để nghe, gọi, facebook, internet. Quá nhiều dẫn đến bội thực

Mobile có ưu điểm là có thể tiếp cận trực tiếp đến người dùng dù đôi khi bằng cách hơi bạo lực như ném thẳng thông tin vào mặt họ. Nhưng nhược điểm là người dùng có thể từ chối ngay lập tức. Vì vậy Mobile ads dù đang nở rộ cũng rất dễ đi vào sự nhàm chán.

4. Khó hiệu quả nếu đứng 1 mình

Mobile nếu để dùng để chăm sóc và liên lạc với khách hàng thì rất hiệu quả. Ví dụ xác nhận 1 hành động, gửi SMS chúc mừng sinh nhật, nhắn tin trúng quà hoặc thông báo về chương trình khuyến mãi

Nhưng thường trong 1 chiến dịch, Mobile rất khó đứng 1 mình. Phát triển 1 mobile site, app hay Game không khó, nhưng ai sẽ xem, ai sẽ tải ? Rồi chơi xong thì share với ai và đi đâu ?

MyKool Vietnam vẫn thành công dù App không thật sự kool, lí do bởi vì bài hát kool, Thanh Hằng – Thanh Bùi kool, câu chuyện kool và các hoạt động truyền thông khác rất kool. iButterfly thành công nhờ vào các event bắt bướm hoành tráng ở các Building lớn.

Trong cả 2 case này thì Mobile vừa là trung tâm, vừa là 1 touch point để tương tác với người dùng. Đó chính là Intergrated marketing. Nhưng không phải Brand nào cũng sẵn sàng chi tiền cho những campaign rất tốn kém như vậy

Hiện trạng là như vậy, nhưng chúng ta cũng không cần phải bi quan. Trong xu hướng nhà nhà go Mobile như hiện nay và với sự chín muồi của hạ tầng, công cụ, tin chắc rằng chúng ta sẽ được chứng kiến những chiến dịch Marketing thật sự bùng nổ trong thời gian sắp tới

Nguồn Lê Anh Tuấn