Những thương hiệu tiêu dùng kiểm soát thế giới

Đại học Zurich đã rút ra kết luận rằng 40% nền kinh tế toàn cầu được kiểm soát bởi một nhóm tập đoàn. Trong đó nổi lên các tập đoàn tài chính của Mỹ như Top-10 gồm các ngân hàng nổi tiếng như Barclays, Merrill Lynch, JP Morgan Chase, UBS. Trong thế giới tiêu dùng cũng có sự chi phối tương tự bởi các tập đoàn đa quốc gia.

Công ty Nghiên cứu Reddit đã lập ra một biểu đồ được gọi là "Ảo tưởng về sự lựa chọn", cho thấy những công ty này kiểm soát hầu hết các mặt hàng trên thế giới. Biểu đồ cho thấy các công ty này có mối quan hệ trong mạng lưới công ty mẹ – con, sở hữu cổ phiếu, hoặc đơn giản là đối tác với mạng lưới chi nhánh.

Chẳng hạn, Yum Brands sở hữu KFC và Taco Bell. Bên cạnh mặt hàng chủ lực là gà rán, KFC cũng bán cả bánh hamburger, salad, gà rán Pháp và nhiều đồ ăn khác nữa.

Tại Mỹ, hiện Hãng đang có 4.780 cửa hàng, nghĩa là con số cửa hàng ở nước ngoài cũng nhiều hơn tại bản địa, với 12.621 cửa hàng. Tất cả các nhà hàng thương hiệu Yum chỉ bán sản phẩm Pepsi vì quan hệ đối tác đặc biệt với hãng nước ngọt này.

Thương hiệu 84 tỷ USD Procter&Gamble (P&G), cũng là thương hiệu chi nhiều tiền cho quảng cáo nhất ở Mỹ (năm 2012, P&G chi 9,3 tỷ USD cho quảng cáo), kết hợp với một số thương hiệu khác sản xuất tất cả mọi thứ, từ thuốc, kem đánh răng đến thời trang cao cấp với các nhãn hàng nổi tiếng như Pampers, Tide, Downy và Crest.

Hãng này chiếm đến 70% thị phần trên thị trường dao cạo và lưỡi dao cạo dành cho nam giới toàn cầu, chủ yếu thông qua công ty con Gillette.

Trước đó, P&G đã đồng ý mua hãng Gillette với giá khoảng 57 tỷ USD, tạo thành hãng sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới với 21 thương hiệu có doanh thu vượt quá 1 tỷ USD. Theo báo cáo của P&G, tập đoàn này phục vụ một số lượng khách hàng khổng lồ là 4,8 tỷ người trên thế giới.

Các mối quan hệ sở hữu chằng chịt dù giúp các công ty đa dạng hóa các rủi ro nhưng việc nắm giữ quyền chi phối quá lớn như trên có thể đe dọa đến sự cạnh tranh trên thị trường.

Thương hiệu 200 tỷ USD Nestle, công ty thực phẩm lớn nhất thế giới, đang sở hữu gần 8.000 thương hiệu khác nhau trên toàn thế giới và có cổ phần hoặc hợp tác với rất nhiều thương hiệu khác.

Trong mạng lưới này bao gồm cả Hãng Mỹ phẩm LOreal, Công ty Sản xuất thực phẩm trẻ em Gerber, nhãn hiệu quần áo Diesel và các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Purina và Friskies.

Theo Công ty Tư vấn Deloitte, Nestle vẫn ở trong tốp 10 công ty sản xuất các sản phẩm tiêu dùng hàng đầu thế giới cho dù bị ảnh hưởng bởi sự cố thịt ngựa giả thịt bò ở châu Âu trong thời gian gần đây. Nestle đứng thứ tư trong 250 công ty cung cấp sản phẩm tiêu dùng lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, Hãng Unilever phục vụ 2 tỷ người trên thế giới, kiểm soát một mạng lưới sản xuất nhiều mặt hàng từ thực phẩm đến dầu gội, kem đánh răng...

Các mối quan hệ sở hữu chằng chịt dù giúp các công ty đa dạng hóa các rủi ro nhưng việc nắm giữ quyền chi phối quá lớn như trên có thể đe dọa đến sự cạnh tranh trên thị trường. Các vụ sáp nhập giữa các thương hiệu sẽ ngày càng tạo sức ép cạnh tranh rất lớn lên nhiều hãng đối thủ khác, khiến làn sóng sáp nhập ngày càng mạnh.

Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn