Người tiêu dùng Đông Nam Á tiếp tục lạc quan - Vấn đề tài chính cho tương lai ngày càng được quan tâm

Theo báo cáo mới nhất của Nielsen về chỉ số niềm tin người tiêu dùng ngày hôm nay, nền kinh tế tiếp tục khôi phục và phát triển tại các thị trường Đông Nam Á., người tiêu dùng trong khu vực này tiếp tục vẫn lạc quan với tình hình hiện tại và một phần lớn trong số đó đang tập trung vào vấn đề tiết kiệm cho tương lai.

* Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam giảm 1 điểm xuống 95 trong quý 2 năm 2013
* Indonesia có chỉ số niềm tin người tiêu dùng cao nhất thế giới, kế đến là Philippines
* Thị trường Đông Nam Á nằm trong top 10 thị trường tiết kiệm nhất thế giới
* 60% người tiêu dùng Đông Nam Á tiết kiệm phần tiền thừa của mình


Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam giảm 1 điểm so với quý trước, ổn định sau lần tăng ngoạn mục mạnh (+6 điểm) vào hồi đầu năm và con số này cao hơn trung bình toàn cầu ở mức 94 điểm và nhưng thấp hơn trung bình khu vực ở mứcvới 105 điểm.

Theo báo cáo Khảo Sát Chỉ Số Niềm Tin Người Tiêu Dùng của Nielsen, Indonesia là nước có mức điểm cao nhất lạc quan nhất thế giới, đạt 124 điểm trong quý 2/2013 (tăng 2 điểm so với quý trước và cao hơn 30 điểm so với trung bình toàn cầu), sau đó là Philippines với mức điểm 121 điểm, tăng 3 điểm so với quý trước. Thái Lan và Malaysia cũng nằm trong số những quốc gia lạc quan nhất tuy mức điểm có giảm nhẹ, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Thái Lan giảm 1 điểm xuống mức 114 so với quý trước, trong khi Malaysia giảm 4 điểm xuống mức còn 103. Tại Singapore, chỉ số này niềm tin tiêu dùng vẫn duy trì tại mức điểm 95 điểm như quý trước, xấp xỉ gần mức điểm với trung bình toàn cầu.

“Nhìn chung, người tiêu dùng Đông Nam Á có cái nhìn khá cảm thấy lạc quan về nền kinh tế hơn so với những khu vực khác trên thế giới,” theo ông Vishal Bali, Tổng giám đốc điều hành CI Consumer Insights khối nghiên cứu người tiêu dùng, khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và Thái Bình Dương của Nielsen. “Mức lương tối thiểu và đầu tư nước ngoài tăng dần tại khu vực đầu tư nước ngoài, và đi kèm với tầng lớp người tiêu dùng trung lưu tiếp tục phát triển mạnh mẽ dẫn đến việc cải thiện tình hình kinh tế. Vì thế, những nhận định về tình hình khả quan của nền tiêu dùng là kết quả điều hiển nhiên như chúng ta đang thấy.

Nhận thức niềm tin của người tiêu dùng người Việt Nam về triển vọng việc làm tại địa phương, tài chính cá nhân và mua sắm.

42% số người Việt Nam được tham gia khảo sát cho biết triển vọng việc làm của họ tốt hoặc rất tốt trong quý này, con số này không đổi từ quý trước và thấp hơn trung bình khu vực (61%). Tỷ lệ người Việt Nam lo ngại về tình hình an toàn triển vọng tài chính trong tương lai chiếm gần ½ số người được khảo sát (48%), giảm 6 điểm so với quý trước, và thấp hơn mức trung bình khu vực (61%). Về nhu cầu và mong muốn tiêu dùng trong 12 tháng tới, lượng người càm thấy tốt/ rất tốt hơn so với quý trước tăng từ 33% lên 37% trong quý này.

Nhận thức niềm tin của khu vực về tình hình tài chính cá nhân

Tại hầu hết các nước Đông Nam Á, nhận thức niềm tin người tiêu dùng về tài chính cá nhân đầu năm nay không thay đổi nhiều so với năm ngoái. Indonesia là nước lạc quan nhất về tài chính cá nhân với 84% số người được khảo sát cho biết tình hình tài chính của họ tốt/rất tốt, giữ vị trí cao nhất thế giới trong Q2 2013 và cao hơn 30 điểm so với trung bình toàn cầu ở mức (54). Theo sau đó là Philippines với vị trí thứ hai (79%), Thái Lan ở vị trí thứ ba (69%), và thứ tư là Malaysia (63%).

Hoạch định an toàn tài chính cho tương lai

Người tiêu dùng Đông Nam Á thuộc thành phần là những người tiết kiệm nhất thế giới. Cụ thể tại Indonesia, 71% người tiêu dùng tiết kiệm tiền thừa của họ (cao hơn 24 điểm so với trung bình toàn cầu ở mức 47%), tiếp theo là Philippines (70%), Việt Nam (68%), Thái Lan (63%), Malaysia (61%) và Singapore (60%).

Khoảng 33% người tiêu dùng ở Indonesia và 24% người tiêu dùng ở Singapore và Thái Lan sử dụng đầu tư tiền thừa của họ mình đầu tư vào cổ phiếu và các quỹ tương hỗ, cao hơn so với tỉ lệ 19% của trung bình toàn cầu.

Một chỉ tiêu khác được khảo sát với điều này chứng tỏ người tiêu dùng Đông Nam Á là đang kế hoạch trong tương lai lên kế hoạch cho các dự định trong năm nay. Gần 1/4 người tiêu dùng Malaysia và Thái Lan (23%) phân bổ tiền thừa của họ vào quỹ hưu trí, cao gấp đôi trung bình thế giới (11%)

“Với mức thu nhập khả dụng cao nhất từ trước tới nay, người tiêu dùng tại Đông Nam Á thường có xu hướng đầu tư vào các tài khoản tiết kiệm để dự phòng trước các bất ổn của nền kinh tế toàn cầu cũng như các biến động khác trong tương lai cũng như các biến động khác,” theo lời ông Bali nói.

Thời gian cho việc nghỉ ngơi chi tiêu cho du lịch và hàng công nghệ

Với mức độ lạc quan khá cao hiện nay, chỉ số niềm tin người tiêu dùng hiện đang ở mức khá cao. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều người tiêu dùng ở khu vực Đông Nam Á dành thời gian cho việc nghỉ dưỡng và du lịch, chẳng hạn như tại Singapore (47%), Malaysia (tăng 4 điểm lên 43%), Thái Lan (41%) và Việt Nam (36%). Các quốc gia này đều có chỉ số cao hơn mốc toàn cầu 33%.

Lượng người tiếp cận các sản phẩm công nghệ hiện đại là mặt hàng thu hút rất đông ngày càng tăng tại người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á. Khoảng 34% người tiêu dùng tại Thái Lan, 32% tại Việt Nam, 31% tại Indonesia, và 31% tại Philippines dành tiền thừa của họ vào các sản phẩm công nghệ mới, cao hơn trung bình toàn cầu với chỉ ở mức 25%.

Tại 6 thị trường kể trên, hơn 3 trong số 5 người được hỏi đã thay đổi thói quen để tiết kiệm sinh hoạt phí trong năm qua. Ba khoản lớn nhất mà đa số người tiêu dùng cố gắng tiết kiệm là ga và điện, mua sắm quần áo mới và các hoạt động giải trí ở ngoài.

Ông Bali kết luận: “Tầng lớp trung lưu tại Đông Nam Á tiếp tục gia tăng nhanh chóng, việc chi tiêu cho hàng hóa trên thị trường phản ánh mức độ sung túc ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, dù lựa chọn hình thức sử dụng tiền ra sao thì người tiêu dùng đều thận trọng đặt vấn đề an toàn tài chính lên hàng đầu”

5 quan ngại lớn nhất của người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam

Về khảo sát niềm tin của người tiêu dùng toàn cầu của Nielsen

Khảo Sát Toàn Cầu Về Niềm Tin Người Tiêu Dùng Và Dự Định Mua Sắm được thực hiện từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 8 tháng 3 năm 2013, khảo sát hơn 29.000 người tiêu dùng của 58 quốc gia trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Mỹ Latin, Trung Đông, Châu Phi và Bắc Mỹ, trong đó bao gồm 3.000 người tiêu dùng tại 6 quốc gia Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam. Mẫu được chọn theo nhóm tuổi, giới tính cho mỗi quốc gia dựa trên những người sử dụng Internet và gán trọng số để đại diện cho tổng thể người sử dụng có sai số tối đa là ±0.6%. Khảo sát của Nielsen dựa trên hành vi của đáp viên truy cập online. Tỷ lệ sử dụng internet thay đổi theo từng quốc gia. Nielsen sử dụng tiêu chuẩn báo cáo tối thiểu 60% tỷ lệ sử dụng internet hoặc 10 triệu dân sử dụng online để đưa vào kết quả khảo sát. Chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Trung Quốc được tổng hợp bằng nhiều phương pháp khảo sát với 3,500 đáp viên. Khảo Sát trực tuyến toàn cầu của Nielsen bao gồm khảo sát niềm tin của người tiêu dùng trực tuyến toàn cầu được bắt đầu thực hiện từ năm 2005.

Nguồn Nielsen