Khi Marketer không thể thiếu EM

Mỗi ngày chắc hẳn bạn đều nhận được rất nhiều email từ tám phương tứ hướng đổ vào inbox. Bài viết này sẽ hệ thống lại cho chúng ta những trường hợp phổ biến Marketies sử dụng EM.

I. Xác nhận

1. Sau khi đăng kí tài khoản hoặc nhận bản tin ở một web hay software (phần mềm) nào đó, vài giây sau bạn sẽ nhận được email với đường link xác nhận đăng kí thành viên.

VD 1:


Chúng tôi rất thích cách giới thiệu gần gũi đồng thời đầy tính chuyên nghiệp của email trên:

- Đôi khi từ lúc subscribe (đăng kí nhận bản tin) cho đến lúc nhận email đầu tiên thì đã là một khoảng thời gian, tùy vào mỗi website do đó người nhận thường sẽ QUÊN là mình đã đăng kí và có thể cho vào hộp spam. Vì vậy, rất hợp lý khi tiêu đề email và headline là “Welcome, to the first Remix e-newsletter”.

- Việc giới thiệu tên người gởi thay vì chỉ là tên công ty chung chung tạo cho người nhận cảm giác thân thiện “có một người bạn mới đang gởi email cho tôi, và người đó tên là Nik”.

- Hình ảnh, màu sắc, kiểu chữ, bố cục đều tinh gọn và đầy quyến rũ tạo cảm giác thương hiệu rất đáng tin cậy.

VD 2: Dropbox.com luôn có những email cô đọng và trình bày rất dễ nhìn, dù không cần hình ảnh nhiều nhưng email vẫn tạo sức hấp dẫn:


2. Mail xác nhận bạn đã không còn là thành viên hay người dùng của web/software đó nữa.

- Lưu ý: Chúng tôi đề cập đến những loại email tưởng chừng như không ăn nhậu gì tới Email Marketing (theo cách nghĩ thông thường, chỉ sử dụng để rao hàng hay truyền thông) vì theo quan điểm cá nhân của chúng tôi thì bất cứ email nào gởi đến khách hàng đều sẽ là một cơ hội quý giá cho người đọc tương tác với thương hiệu. Cũng được thôi nếu như email chỉ ghi vài dòng nhàm chán “Chúng tôi rất tiếc… mong rằng bạn sẽ…” nhưng nếu được đầu tư kĩ, Marketers vẫn sẽ ghi điểm với khách hàng.

VD: Đọc mail sau, bạn sẽ cảm thấy đây là một bức thư mang hơi ấm con người chứ không phải từ một hệ thống mặc định gởi đến:


3. Xác nhận đơn hàng.

VD: Email xác nhận đơn hàng của Tiki.vn là một trong những email xác nhận “mát mắt” nhất chúng tôi từng nhận, nhất là của các web mua hàng VN. Không cần hoa hòe gì nhưng bố cục phải rõ ràng đâu ra đó vì đụng đến đơn hàng thì đã là vấn đề giao kèo, ngân lượng chung chi nên trong vài giây người đọc phải nhận ra những thông tin chính mình cần xác nhận thì mới là email chuẩn:


II. CRM (Customer Relationship Management) – Quản lý quan hệ khách hàng

1. Thông báo những diễn biến với tài khoản của bạn:

VD: Email mừng tài liệu của chúng tôi chia sẻ đã được đưa vào phần tiêu điểm những tài liệu tốt. Khéo nhất ngoài viêc viết rất vui và dễ thương còn là dòng kết khuyến khích hãy chia sẻ với bạn bè qua Facebook/ Twitter nhằm “dụ” chúng tôi giới thiệu Slideshare.net cho nhiều người nữa.


2. Nhắc nhớ về việc chưa đăng kí xong hoặc chưa hoàn thành những thao tác cần thiết sau khi là thành viên:

VD: Các mail của Dropbox.com ít dùng hình nhưng khi đã dùng thì rất đơn giản và hiệu quả


3. Bản tin hàng tuần/ tháng.

VD 1: Linked.in gởi mail định kì giới thiệu những cơ hội việc làm nóng nhất trong tháng:


VD 2: Nhãn sữa Milo với loạt newsletter hết sức bổ ích và được chăm chút kĩ lưỡng cả về hình ảnh lẫn nội dung. Trong những bài cuối TYM sẽ chia sẻ “trọn bộ 7 tập” của chiến dịch này.


4. Thông báo những chức năng mới / Sự kiện đặc biệt.

VD 1: Cách đặt tiêu đề rất “gấu” và 2 câu súc tích giới thiệu tính năng mới của Slideshare đã làm chúng tôi không thể không lưu lại email này:


VD 2: Trình làng phiên bản mới của MindMeister


III. Hỗ trợ chiến dịch truyền thông

Dù đó có phải là một chiến dịch Digital Marketing hay không thì EM luôn là trợ thủ đắc lực để giới thiệu đến số đông chương trình truyền thông của nhãn hàng.

VD 1: Từ một sự kiện âm nhạc be bé…


VD 2: Đến các microsite của những chiến dịch truyền thông lơn lớn đều không thể quên EM để tăng độ nhận biết:


VD 3: Chiến dịch mới nhất của Johnnie Walker


Tết sắp đến, mọi người chuẩn bị tinh thần đón nhận cơn mưa email của những chiến dịch truyền thông, nhất là từ các nhãn hàng tiêu dùng nhanh nhé.

IV. Bán hàng

Những email giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với mục tiêu tăng doanh số (Sales).

VD 1: Sao email luôn phải dọc? Click trái vào hình dưới để xem đúng kích thước:


Tuy nhiên những email thiên về mục tiêu bán hàng thường sẽ đi kèm khuyến mãi.

VD 2: Quá quen thuộc, giá vé hấp dẫn từ các hãng hàng không giá rẻ:


Chúng tôi đã cho bạn đọc những ví dụ minh họa tốt nhất không chỉ để nhằm liệt kê ra có bao nhiêu trường hợp ta không thể sống thiếu EM. Điều quan trọng mà các Marketies nên thấm nhuần là luôn luôn phải đặt chuẩn mực cao, cao hơn nữa trong việc truyền thông với khách hàng ở MỌI điểm tiếp xúc (touching points). Chính vì mọi người nhận được hàng trăm biểu mẫu thông báo như nhau nên nếu email của bạn được viết và trình bày có tâm hồn và trăn trở thì chắc chắn người đọc sẽ cảm nhận và trân trọng thương hiệu của bạn hơn “mấy đứa kia”.

Có thể họ vẫn đóng mail lại vì chưa có nhu cầu, nhưng sẽ có ấn tượng tốt cũng như nhớ về bạn và biết đâu có thể truyền miệng giúp bạn có nhiều khách hàng hơn nữa. Điều này đơn giản và quá hiển nhiên, chỉ tiếc Marketies nhà mình cứ hay quên.

Phần 1: Giới thiệu Chuyên đề "Email marketing for marketers"
Phần 2: Những mong đợi sai lầm khi marketies tập tành sử dụng "EM"
Phần 4: Thấu hiểu vẫn là thấu hiểu
Phần 5: Bắt tay xây dựng Database (thông tin khách hàng) ngay hôm nay
Phần 6: Marketies chắp bút viết copy
Phần 7: Cho em "hạ cánh" đàng hoàng + download toàn bộ sưu tập landing page
Phần 8: Cho em áo tốt, cho em áo đẹp - Những lưu ý trong thiết kế email
Phần 9: Download hướng dẫn sử dụng chi tiết Mail Chimp, hệ thống gửi mail miễn phí và tốt nhất hiện nay
Phần 10: Khi nào marketies hài lòng về EM?
Phần 11: [Case Study] Thiết kế email cho trường AiiM
Phần 12: EM là spam hay spam là EM? Những điều marketies cần biết về spam
Phần 13: Lời cuối cho EM

Nguồn Tôi Yêu Marketing