Từ Nhật Bản: Mạng xã hội lớn nhất bạn chưa từng nghe đến

“Line” đang lan truyền trong cộng đồng người tiêu dùng, quảng cáo và mức phí cao dành cho doanh nghiệp càng góp phần làm nó “bùng phát”.

Người Nhật dành rất nhiều thời gian cho việc di chuyển đến nơi làm việc nên các thiết bị di động là một phần tất yếu của chuyến đi. Những người phải đi làm xa chiếm 28% thời gian sử dụng thiết bị di động tại Nhật với phần nhiều cho các mạng xã hội.

Chín tháng trước, hầu như tất cả mọi người trên chuyến tàu đi làm của tôi đều sử dụng Twitter, trang mạng xã hội hiện có 20 triệu người sử dụng tại Nhật. Nhưng đến nay, hầu hết lại chuyển sang sử dụng trang mạng xã hội của Nhật, Line, được giới thiệu năm 2011 bởi NHN Japan sau thảm hoạ động đất Tohoku. Tên gọi này hàm ý những đường dây được hình thành bên ngoài điện thoại công cộng sau thảm hoạ nói trên.


Được quảng cáo rầm rộ và giới thiệu bởi người nổi tiếng, ứng dụng cung cấp dịch vụ nhắn tin và gọi điện qua điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính bàn này giờ đây là mạng xã hội phát triển nhanh nhất thế giới. Mạng đã thu hút 50 triệu người theo dõi chỉ trong 399 ngày. Vào tháng 1 năm 2013, tổng số người theo dõi tại Nhật đạt 40 triệu và có đến 60% phụ nữ Nhật ở độ tuổi 20 – 30, theo nghiên cứu của Line, sử dụng mạng xã hội này mỗi ngày.

Line và thương hiệu mẹ NHN (hãng sở hữu Naver, cổng tìm kiếm lớn nhất Hàn Quốc) khuyến khích người sử dụng không chỉ theo dõi thương hiệu mà còn hành động. Chính điều này khiến Line trở nên cực kỳ hấp dẫn với những người làm marketing ở khu vực bán lẻ. Theo một nghiên cứu do Line tiến hành, hơn một nửa người sử dụng nữ theo dõi trang chính thức của thương hiệu. Thêm vào đó, 63% người sử dụng đọc tin nhắn thương hiệu, 32% sử dụng thẻ giảm giá chuyển qua Line và 27% nhấp chuột vào đường link.

Tuy nhiên, không giống như Facebook, các nhà quảng cáo chỉ có thể sử dụng mạng xã hội này khi họ trả tiền. Hãng cung cấp một loại thẻ với giá cố định và số lượng tin nhắn được kiểm soát chặt chẽ. Chẳng hạn, một chiến dịch 4 tuần với năm tin nhắn tốn 8 triệu yên (81.000 đô la) trong khi một chiến dịch 12 tuần với 15 tin nhắn (tối đa hai tin nhắn/tuần) sẽ cần 15 triệu yên (151.000 đô la).

Các thương hiệu có thể sử dụng tin nhắn để dẫn tới nội dung hoặc cung cấp thẻ giảm giá, quà tặng và giải thưởng. Thương hiệu sẽ phải trả thêm phí nếu muốn tạo tem dán thương hiệu, một dạng biểu tượng cảm xúc đặc biệt phổ biến tại một đất nước ưa chuộng truyện tranh như Nhật Bản. Những sản phẩm này dựa trên sự sáng tạo của khách hàng nhưng do Line tạo ra. Và những người làm marketing có phần thưởng quan trọng để tiếp tục sử dụng Line cho mục đích thu hút lâu dài bởi một khi quyết định ngừng trả tiền thì tài khoản thương hiệu sẽ bị xoá và họ sẽ mất đi không chỉ lượng người theo dõi mà cả những nội dung đã được tạo.

“Line” đang lan truyền trong cộng đồng người tiêu dùng, quảng cáo và mức phí cao dành cho doanh nghiệp càng góp phần làm nó “bùng phát”.

Những biện phát kiểm soát chặt này không hề “giảm nhiệt” những nhà quảng cáo tiềm năng, giờ đã có Coca-Cola, chuỗi cửa hàng tạp hoá Lawson và chuỗi đồ ăn nhanh Sukiya. Khi Matsumoto Kiyoshi, chuỗi cửa hàng bán thuốc, cần thu hút thêm khách hàng dộ tuổi 10 – 20, họ cung cấp thẻ giảm giá 10% qua Line. Chỉ trong vòng năm ngày, hơn 10.000 người đã sử dụng – một nửa số đó là nhóm khách hàng mục tiêu. Đồng thơi, thêm 300.000 người cũng bắt đầu theo dõi thương hiệu qua Line.

Một trong những khía cạnh đáng chú ý nhất trong mô hình kinh doanh phát triển nhanh và kiếm lợi từ quảng cáo của Line là nhiều doanh nghiệp mua dịch vụ rất nhanh. Trong khi người tiêu dùng nhanh chóng chuyển sang những thứ mới, các doanh nghiệp ở Nhật vốn nổi tiếng thận trọng với các hình thức mới. Việc liên tục tìm kiếm lợi thế người đi đầu đơn giản không ăn sâu vào tư duy marketing như ở các quốc gia phương Tây.

Khi Line tiến ra toàn cầu, NHN sẽ có cơ hội xem liệu những đặc điểm đó có thể áp dụng bên ngoài châu Á. Những kết quả ban đầu rất hứa hẹn: Line tuyên bố trên trang web bằng tiếng Anh của hãng rằng đây là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở hơn 40 quốc gia và có mặt tại 230 thị trường. Các dịch vụ như cộng đồng hình đại diện Line Play mới đây đã có bản tiếng Anh và bản thân ứng dụng này cũng có phiên bản cho iPhone, Android, Blackberry và điện thoại dùng hệ điều hành Windows. Vào tháng 2, Line đã ký kết thoả thuận với Nokia để ứng dụng này tích hợp vào điện thoại Asha trên toàn châu Á. Tình trạng mạng xã hội lớn nhất của Line mà bạn chưa từng nghe thấy sẽ không kéo dài lâu đâu.

Nguồn BrandDance