Sáu ngộ nhận kinh điển trong kinh doanh

Không ít chiến lược kinh doanh dễ bị ngộ nhận, dẫn đến bế tắc. Dưới đây là 6 trường hợp điển hình. Định hướng chiến lược quyết định hiệu quả hoạt động trong kinh doanh

1. Mục tiêu số 1 là lợi nhuận

Sau huyen thoai trong kinh doanh e5e08

Thực tế không phải vậy. Lợi nhuận ít tác động đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của bạn.

Quan trọng hơn, bạn cần tập trung vào dòng tiền mặt.

Nếu hoạt động kinh doanh tạo ra dòng tiền mặt có giá trị dương, thì bạn có thể tiếp tục kinh doanh và qua đó có thể tìm được cách tạo ra lợi nhuận. Còn khi hết tiền mặt, bạn cũng sẽ hết cơ hội kinh doanh.

2. Hôm nay sẽ có nhiều cái giống hôm qua

Không hẳn vậy. Nếu quan sát kỹ và phán xét thế giới xung quanh, đặc biệt là lĩnh vực hoạt động của mình, bạn sẽ thấy được những thay đổi diễn ra hàng ngày.

Bạn hoàn toàn có thể phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh mới trong hôm nay. Tương tự, khách hàng có thể tìm thấy một sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm của bạn.

3. Mọi người sẽ giữ lời

Chỉ đúng một phần. Khi ai đó nói với bạn rằng, họ sẽ làm điều gì đó, thì trên thực tế, tỷ lệ thực hiện đúng lời hứa chỉ là số nhỏ. Do vậy, cơ hội để người nào đó thực hiện cái họ nói sẽ làm chỉ còn 1/4.

Từ thực tế như vậy, bên cạnh kế hoạch A, bạn cũng luôn cần có thêm các kế hoạch B, C, D.

4. Các vấn đề rồi sẽ tự ổn thỏa

Chỉ đúng trong một số ít trường hợp. Giống như các căn bệnh, các vấn đề thường tiến triển theo hướng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Để giảm thiểu tổn thất về thời gian và tiền bạc, bạn cần lập danh mục những mối đe dọa đối với hoạt động kinh doanh của mình và nên đánh giá lại danh mục đó mỗi tuần một lần. Nếu thấy có dấu hiệu bất lợi, cần nhanh chóng tìm cách điều chỉnh trước khi nó có thể trở thành vấn đề.

5. Khách hàng sẽ tìm đến với doanh nghiệp khi họ biết đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Có thể đúng với một số ít khách hàng. Để có nhiều khách hàng, bạn phải có chiến dịch marketing để khuếch trương sản phẩm/dịch vụ của mình tới đông đảo đối tượng.

6. Tiến hành kinh doanh theo kế hoạch của mình

Chỉ đúng khi khởi nghiệp kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh là điểm xuất phát hết sức quan trọng. Tuy nhiên, như đã nêu ở mục 2, môi trường kinh doanh của bạn thay đổi hàng ngày. Khi sử dụng kế hoạch kinh doanh, bạn cần phân tích những thay đổi xung quanh bạn.

Hãy sẵn sàng thay đổi kế hoạch kinh doanh khi thấy có điểm gì đó không còn phù hợp với thực tế.

Nguồn Chiến lược Marketing