“Calls to action” – cách để cải thiện phương thức truyền thông

Khách hàng có đang phản ứng tốt với các hoạt động xã hội của bạn?

Bạn đã thử tích hợp “Calls to action” vào chiến lược truyền thông xã hội của mình chưa?

"Calls to action" (CTA) là một cách giúp bạn có thể thu hút khách hàng trên phương tiện truyền thông xã hội để tập trung sự chú ý vào các hành động mà bạn muốn họ thực hiện.

Dưới đây là 7 bước trong việc tạo ra “Calls to action” để có được một cộng đồng xã hội riêng nhằm giúp cho phương thức Marketing thông qua truyền thông của bạn đạt được kết quả tốt.

1 Xác định cái mà khách hàng tiềm năng muốn làm

Về cơ bản, giá trị của CTA là khuyến khích người xem tương tác ngay sau đó.

Bạn cũng nên chia CTA thành các bước thực hiện để người dùng dễ hiểu hơn. Tuy nhiên hãy cẩn thận vì người dùng có thể bỏ đi ở bất kỳ bước nào trong chuỗi các bước đó. Vì vậy bạn nên đơn giản hóa các bước hết mức có thể.

Bạn hãy đưa đến cho người dùng những cái mà họ cần. Đó là điều kiện đầu tiên của một CTA. Tất nhiên những giá trị mà bạn mang lại cần gắn liền với sản phẩm/dịch vụ của bạn. Bạn có thể xem xét các CTA mang lại giá trị cho người dùng như tải các tài liệu, báo cáo, sách điện tử, đăng ký nhận bản tin, coupon giảm giá hay các tư vấn miễn phí.

2. Tạo một “cú hích” lớn

Bạn sẽ phải trả lời câu hỏi “Có gì trong đó cho tôi?”. Đây cũng chính là những gì khách hàng tiềm năng muốn biết.

Những lời đề nghị mà bạn đưa ra phải thực sự có ý nghĩa với khách hàng. Hạn chế việc bắt khách hàng mua hàng khi họ vẫn đang trong quá trình tìm hiểu.

Vì vậy, bạn cần xác định xem khách hàng có sẵn sàng đánh đổi hay không vì họ chỉ đi đến bước tiếp theo khi nhận thấy được giá trị đem lại. Xem xét tỷ lệ 90% / 9% / 1%- tỷ lệ tham gia truyền thông xã hội.

Bỏ qua chương trình khuyến mãi.
Hầu hết mọi người chỉ chú ý đến những hoạt động truyền thông có liên quan tới xã hội, chứ không hề có ý định mua sắm.

Trong số các trường hợp ngoại lệ là “blogs”, Tumblr và Pinterest. Các địa điểm này áp dụng social media, không chỉ mang tính khuyến khích, những bài họ đăng lên còn mang tính thuyết phục cao.

Ví dụ, dưới đây là ba mẫu “Calls to action”. King Arthur’s Flour cung cấp công thức nấu ăn với hình ảnh hấp dẫn và giải thích về bánh nướng với các liên kết đến sản phẩm của họ.


King Arthur’s Flour blog đã có nhiều “Calls to action” như trên

Ngược lại, Tumblr cho khách hàng tham khảo nội dung về thời trang và may mặc. Không có “Mua, Mua, Mua” trong nội dung của bài viết. Họ sử dụng hình thức chia sẻ social media tạo sự phấn khích cho khách hàng trước khi mua sắm.


Target Style’s Tumblr bộ sưu tập mùa xuân năm 2013 Prabal Gurung

3. Thúc đẩy hành động của khách hàng

Hãy nhớ rằng, bạn phải cung cấp cho khách hàng ít nhất một lý do để họ hành động:

Cung cấp cảm giác cấp bách. Hãy nhớ rằng, bạn đang có rất nhiều những đối thủ cạnh tranh trên cùng một sản phẩm. Vì vậy, tạo ra cho người tiêu dùng cảm giác cấp bách khiến dễ dàng hơn cho họ nhấp chuột, tìm kiếm. Kiểm chứng bằng các nghiên cứu Marketing chỉ ra rằng tạo cho khách hàng cảm giác cấp bách giúp thay đổi đáng kể phản ứng của họ.

Tạo ra một lời đề nghị không thể từ chối. Tặng họ một lời đề nghị để kích thích hành động. Tất nhiên, họ sẽ không chỉ mua nếu bạn tặng họ một thẻ giảm giá trong tương lai.

4. Tối ưu hóa “Calls to action”

Dưới đây là một số điểm cần cân nhắc:

- Sử dụng một bài thuyết trình theo ngữ cảnh có liên quan. Lời kêu gọi của bạn phải thực sự với nơi sẽ diễn ra. Sử dụng thoại và ngôn ngữ phù hợp để đại diện cho thương hiệu của bạn.
- Tạo ra CTA nổi bật. Sử dụng màu sắc, kiểu chữ và từ ngữ để tạo ấn tượng.
- Điều kiện cung cấp. Làm cho người đọc cảm thấy rằng cơ hội bị hạn chế hoặc thời gian hạn hẹp. Ví dụ, “Chỉ có 100 vé cho…“.
- Hạn chế những cơ hội lựa chọn. Không cho người đọc có quá nhiều kỳ vọng hay ngăn cản sự tìm hiểu sản phẩm của khách hàng.
- Đặt CTA ở nhiều nơi trên trang của bạn. Áp dụng cách tiếp cận “Đừng làm cho tôi nghĩ“. Đừng cho rằng chỉ sử dụng duy nhất 1 lời kêu gọi sẽ mang lại kết quả tối ưu. Ví dụ, đặt nút chia sẻ xã hội ở trên cùng và dưới cùng của bài viết.
- Tiếp tục đặt CTA ở phía trên trình duyệt. Lời kêu gọi của bạn đảm bảo rằng có thể nhìn thấy ở mọi nơi, không phụ thuộc vào sự kéo lên hay xuống của người dùng. Tương tự như vậy, có một biểu ngữ kéo dài hoặc lời kêu gọi ở phía trên trình duyệt.
- Đặt lựa chọn lời kêu gọi theo mức độ quan trọng. Trong khi bạn có thể trình bày nhiều hơn một CTA, hãy tạo hệ thống phân cấp rõ ràng tầm quan trọng của những người tham gia. Lựa chọn quan trọng hơn nên lớn hơn, hiển thị đầu tiên hoặc được vị trí nổi bật hơn.
- Bao gồm chia sẻ xã hội. Yêu cầu người tham gia để chia sẻ bài viết của bạn tới các trang mạng xã hội bằng việc ấn nút “SHARE”.


5. Duy trì các bài viết trên trang

Đây là một trong những điều cần phải duy trì. Gửi đến khách hàng tiềm năng các bước sẽ thực hiện trong suốt quá trình:

Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng các từ ngữ và hình ảnh tương tự nhau. Mục đích là để tương tác liên tục, đừng để khách hàng nghĩ rằng bạn đang đưa họ đến sai địa điểm.



King Arthur’s Flour liên kết với Morning Glory Recipe có sự cảm nhận và cái nhìn nhất quán.

Xây dựng Landing pages để tăng hiệu quả. Nghiên cứu HubSpot chỉ ra rằng việc sử dụng các trang web quảng cáo sẽ truyền tải đến khách hàng một cách mạch lạc với những điểm nhấn thuyết phục mang lại kết quả tốt hơn.


Biểu đồ HubSpot chỉ ra sự tăng trong việc sử dụng Landing pages

6. Kiểm tra

Mọi phần tử trong “Calls to action” cần được kiểm chứng. Trong khi kiểm tra, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng khiến bạn không biết sẽ dẫn đến điều gì. Vậy nên, những vấn đề sau cần lưu ý kiểm tra:

- Tiêu đề: Kiểm tra các từ ngữ, câu cú.
- Màu: Có một cái nhìn toàn diện về màu sắc. Xem xét nền và sử dụng không gian màu trắng xung quanh lời kêu gọi.
- Đồ họa: Kiểm tra việc sử dụng các hình ảnh.
- Kích thước: Đánh giá kích thước với nội dung xung quanh
- Vị trí: Xem xét nới đặt CTA

7. Đo lường kết quả

Làm thế nào bạn có thể đo lường kết quả? Bạn muốn theo dõi tác động của social media lên CTA để quay về với mục tiêu ban đầu?. Dưới đây là một số số liệu cần theo dõi:
- Impression: số lượng người tiếp xúc với lời kêu gọi
- Click-throughs: số lượng người đã hành động.
- Click Through Rate (CTR): tỷ lệ click vào quảng cáo với số lần hiển thị
- Completion: số lượng người đã điền vào mẫu đơn của bạn và gửi nó.
- Completion rate: tỷ lệ phần trăm của những người đã hoàn thành mẫui của bạn, sau khi loại bỏ với những người chỉ click qua.

CTA là yếu tố trong phương thức truyền thông cần thiết của bất kỳ một chiến dịch Marketing nào. Mục đích của hành động này giúp cho khách hàng, khách hàng tiềm năng và người đọc có thể dễ dàng theo dõi.

Khi CTA có sự liên kết chặt về với việc kinh doanh, nó sẽ giúp bạn đạt được những kết quả bất ngờ.

Bạn nghĩ gì? Bạn đã sử dụng phương thức truyền thông kể trên chưa? Nếu đã dùng, kết quả của bạn là gì? Nếu không, cái gì khiến bạn quay trở lại để thực hiện?

Nguồn Mix Digital