Các CEO công nghệ nổi tiếng thế giới đến từ những trường đại học nào?

Một số CEO công nghệ nổi tiếng như Bill Gates và Mark Zuckerberg đã từng bỏ học đại học để theo đuổi sự nghiệp nhưng ngành học họ từng chọn đều có liên quan đến công việc sau này. Hãy cùng xem trường đại học nào có mặt nhiều CEO công nghệ nhất?

Đại học không phải là nơi quyết định hoàn toàn thành công của bạn trong tương lai nhưng không ngẫu nhiên hầu hết các CEO giỏi nhất về công nghệ đều đến từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới.

Dù họ chọn con đường học tiếp hay bỏ học giữa chừng nhưng ngành học mà họ đã chọn khi mới bước vào trường đều có liên quan đến lĩnh vực thành công sau này. Hãy cùng điểm lại những bằng cấp và trường đại học mà các thiên tài công nghệ nổi tiếng thế giới đã từng dành được:

1. Reed Hastings - CEO của Netflix

  • Trường: Đại học Bowdoin và Đại học Stanford
  • Chuyên ngành: Toán học và Khoa học máy tính

Hastings đã từng ngưng việc học trong vòng một năm để tiếp tục công việc của mình là bán máy hút bụi theo dạng chuyển phát nhanh. Sau đó ông tiếp tục quay lại học và tốt nghiệp trường Đại học Bodoin, với tấm bằng cử nhân toán học và làm Chủ tịch Club Outing, nơi ông tự lên kế hoạch tổ chức các chuyến leo núi và trèo thuyền.

Và sau đó Hastings tiếp tục học lên Thạc sĩ tại trường Đại học Stanford.

2. Jack Ma - CEO của Alibaba

  • Trường: Đại học Sư phạm Hàng Châu, Trường kinh doanh tổng hợp Cheung Kong
  • Chuyên ngành: Tiếng Anh và bằng MBA

Jack Ma không những không được nhận vào học tại trường đại học 1 lần mà thậm chí là cả lần thứ 2 và 3 sau đó. Đến tận lần thứ 4, sau khi đã có bằng tiếng Anh thì CEO của Alibaba mới bắt đầu vào học tại Đại học sư phạm Hàng Châu (Trung Quốc). Và đến tận năm 2002, một chương trình đào tạo MBA quản trị phổ biến của Trường kinh doanh tổng hợp Cheung Kong đã thu hút được ông vào học và tốt nghiệp tại đây.

3. Susan Wojcicki - CEO của YouTube

  • Trường: Đại học Harvard, U.C. Santa Cruz và Trường kinh doanh Anderson
  • Chuyên ngành: Lịch sử, Văn học, Kinh tế và bằng MBA

Wojcicki là xuất thân từ một gia đình có học vị cao, kế hoạch ban đầu của bà là có được bằng tiến sĩ về kinh tế nhưng sau đó đã thay đổi sang chuyên ngành về công nghệ. Sau đó, bà trở thành nhân viên thứ 16 được nhận vào làm tại Google và bắt đầu phát triển sự nghiệp từ đó cho đến hiện tại.

4. Satya Nadella - CEO của Microsoft

  • Trường: Học viện công nghệ Manipal, Đại học Wisconsin Milwaukee, Đại học kinh doanh Chicago Booth
  • Chuyên ngành: Kỹ thuật điện, Khoa học máy tính và bằng MBA

Mặc dù sinh ra ở Ấn Độ và ban đầu muốn trở thành một tay chơi bóng cricket chuyên nghiệp nhưng Nadella đã sớm nhận ra niềm đam mê khoa học và công nghệ của mình. Chính vì thế tuy đã có bằng cử nhân về Kỹ thuật điện tại Học viện công nghệ Manipal (Ấn Độ), ông đã quyết định sang Mỹ để học và tốt nghiệp chương trình khoa học máy tính và bằng MBA.

5. Evan Spiegel - CEO của Snapchat

  • Trường: Đại học Stanford (bỏ học giữa chừng)
  • Chuyên ngành: Thiết kế sản phẩm

Mặc dù đã từng có mặt trong lễ tốt nghiệp của trường đại học Staaford nhưng trên thực tế CEO của Snapchat chỉ tham gia vào 3 khóa học trong toàn bộ quá trình học của mình tại đây. Thế nhưng, sau khi thành công với công ty khởi nghiệp Snapchat của mình, cuối cùng Spiegel cũng được trường đại học quyết định cấp bằng cho ông.

6. Bill Gates - Cựu CEO của Microsoft

  • Trường: Đại học Harvard (bỏ học)

Bill Gates đã từng học ở Đại học danh tiếng Havard, thế nhưng trong suốt thời gian đó ông vẫn không thể quyết định chuyên ngành của mình là gì mà dành phần lớn thời gian để sử dụng các máy tính của trường. Trong một bài phỏng vấn gần đây, Gates thừa nhận rằng ông hầu như không hề có mặt tại các lớp học mà tham dự các khóa học mình không đăng ký.

7. Marissa Mayer - CEO của Yahoo

  • Trường: Đại học Stanford
  • Chuyên ngành: Hệ thống ký hiệu, Khoa học máy tính

Mayer đến Stanford với một kế hoạch theo đuổi ngành y và trở thành một bác sĩ phẫu thuật thần kinh cho trẻ em. Thế nhưng, trong năm thứ nhất tại trường đại học, bà lại tham gia một lớp khoa học máy tính có tên CS 105A dành cho những người không thuộc chuyên ngành này và nhanh chóng yêu thích lĩnh vực công nghệ.

8. Tim Cook - CEO của Apple

  • Trường: Đại học Auburn, Trường kinh doanh Fuqua của Đại học Duke
  • Chuyên ngành: Kỹ thuật công nghiệp và bằng MBA ở trường Fuqua

Sau khi tốt nghiệp Đại học Auburn, Cook đã có kinh nghiệm 12 năm kinh doanh máy tính cá nhân của IBM và trải qua rất nhiều công việc sau đó mới chính thức vào làm tại Apple.

9. Mark Zuckerberg - CEO của Facebook

  • Trường: Đại học Harvard (bỏ học)
  • Chuyên ngành: Tâm lý học và Khoa học máy tính

Trên thực tế, Zuckerberg chưa hề hoàn thành một trong hai chuyên ngành học của mình, vào năm thứ hai Đại học anh đã đến Palo Alto và làm việc fulltime cho Facebook.

10. Larry Page - CEO của Alphabet (công ty mẹ của Google)

  • Trường: Đại học Michigan, Đại học Stanford
  • Chuyên ngành: Kỹ thuật máy tính, Khoa học máy tính

Sau khi tốt nghiệp bằng cử nhân khoa học ngành kỹ sư máy tính loại danh dự tại Đại học Michigan, Page tiếp tục học Thạc sĩ tại Đại học Stanford. Sau đó Page lại học lên Tiến sĩ cũng tại Đại học Standford, ở đây ông đã gặp Serger Brin, cùng nhau khai trương cỗ máy tìm kiếm Google vào năm 1998 và hiện giờ ông vẫn chưa hoàn thành chương trình tiến sĩ của mình.

11. Jeff Bezos - CEO của Amazon

  • Trường: Đại học Princeton
  • Chuyên ngành: Kỹ thuật điện và Khoa học máy tính

Khi còn học ở Đại học Princeton, Bezos từng là thủ lĩnh của chương trình khám phá và phát triển không gian dành cho sinh viên. Tuy nhiên, sau đó các hoạt động ngoại khóa của trường đại học trở thành gánh nặng đối với ông bởi vì Bezos có dự án về du lịch trên không gian của riêng mình.

Bây giờ Bezos trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới và là một trong những người có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thương mại điện tử khi là sáng lập viên, chủ tịch và CEO của trang web bán lẻ Amazon.com.

12. Sundar Pichai - CEO của Google

  • Trường: Học viện công nghệ Kharagpur của Ấn Độ, Đại học Stanford, Trường Wharton (MBA)
  • Chuyên ngành: Kỹ thuật luyện kim, Khoa học vật liệu và kỹ thuật

Sau khi tốt nghiệp chương trình học của mình tại Ấn Độ, những giáo viên của Pichai tại Học viện công nghệ Kharagpur khuyên ông nên học tiếp Tiến sĩ tại Đại học Standford. Thế nhưng, ông lại quyết định học Thạc sĩ ngành Khoa học vật liệu tại đây và bằng MBA tại một ngôi trường không mấy danh tiếng là Wharton.

Trường đại học nào đào tạo ra nhiều nhân tài công nghệ nhất?

Tuy Đại học Havard là nơi có mặt nhiều CEO có mức độ nổi tiếng nhiều hơn như Mark Zuckerberg và Bill Gates nhưng theo số liệu mới nhất từ Pitchbook, Đại học Standford mới là nơi đào tạo ra nhiều nhân tài về công nghệ nói riêng và CEO start-up nói chung.

Cổng trường Đại học Standford.

Tại đây đào tạo được 1.178 doanh nhân cho 1.015 công ty, Đại học Standford cũng đã huy động được số vốn đầu tư là 28,84 tỷ USD và học phí mỗi năm là 50,703 USD:

Đi theo sau là Đại học California (Mỹ), đào tạo được 1.137 doanh nhân của 1.012 công ty, vốn đầu tư 20,78 tỷ USD, tiếp theo là Đại học công nghệ MIT và Đại học Harvard chỉ đứng thứ 4 với 900 doanh nhân cho 693 công ty và vốn đầu tư là 25,35 tỷ USD.

Đại học Harvard.

Quỳnh Như
Nguồn ICT News