Quảng bá hình ảnh cà phê Việt Nam ra thế giới bằng những câu chuyện hay

Việt Nam cần thiết lập các vùng cà phê đặc biệt để sản xuất cà phê chất lượng cao đồng thời xây dựng những câu chuyện thú vị để quảng bá hình ảnh cà phê nước ta ra thế giới. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên, công ty bán lẻ cà phê lớn nhất Việt Nam, phát biểu trong buổi phỏng vấn với Vietweek.

* Chúng ta nên xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam như thế nào?

Để xây dựng thành công một thương hiệu, trước tiên chúng ta phải có các sản phẩm tốt. Ngoài ra, chúng ta còn cần quảng bá chúng theo một phương cách thông minh và xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả để giúp khách hàng thuận tiện mua sản phẩm. Đây là ba nhân tố then chốt để xây dựng thương hiệu. Tuy vậy, nhân tố quan trọng nhất vẫn là chất lượng sản phẩm.

* Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, cà phê của nước ta vẫn chưa được thế giới biết đến nhiều.

Đó là sự thật. Mặc dù chúng ta là quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu nhưng hầu như các khách hàng nước ngoài không biết đến cà phê Việt. Do vậy, trong tương lai, chúng ta cần thay đổi phương cách quảng bá cà phê của mình. Hiện nay, cà phê Việt Nam chỉ được những người trong ngành biết đến. Nhiều khách hàng nước ngoài thưởng thức cà phê của chúng ta, nhưng không biết rằng họ đang sử dụng cà phê có nguồn gốc từ Việt Nam, vì thương hiệu của cà phê chúng ta đã bị biến mất trong các khâu trung gian. Chúng ta cần phải thay đổi điều này.


Công nhân đang chuẩn bị một đợt thử cà phê, đây là giai đoạn những hạt robusta vừa rang xong được nếm thử để kiểm tra chất lượng. Hình được chụp tại một nhà máy chế biến cà phê ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi đã đề xuất một số phương cách quảng bá cà phê Việt Nam ra thế giới đến với các lãnh đạo bộ và ban ngành có liên quan. Chúng ta phải nâng cao chất lượng cà phê của mình trước, điều nãy cũng sẽ là yếu tố giúp tăng giá trị xuất khẩu của cà phê. Mặc dù sản lượng xuất khẩu lớn, lợi nhuận xuất khẩu của cà phê chỉ đóng góp 3 tỷ đô la Mỹ cho nền kinh tế với GDP 100 tỷ đô la Mỹ. Đây là một nghịch lý đòi hỏi những người trong ngành và các nhà làm chính sách phải cùng nhau giải quyết.

Tôi cho rằng chúng ta nên suy xét lại kỹ thuật trồng cà phê của mình. Sản lượng từ 500,000 hec-ta cà phê của chúng ta ở Tây Nguyên hiện đứng hàng đầu thế giới; tuy vậy con số này có thể tăng thêm nếu như chúng ta áp dụng công nghệ hiện đại hơn trong sản xuất. Khí hậu trong vùng này rất thuận lợi để trồng cây cà phê. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất sẽ giúp tăng sản lượng và chất lượng cà phê của chúng ta, từ đó thu thập của người nông dân có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba lần.

Chúng ta có thể học tập từ các quốc gia như Indonesia, Colombia và Brazil. Họ đã thiết lập các vùng đặc biệt để trồng cà phê. Các vùng này chỉ chiếm khoảng 5 phần trăm tổng diện tích trồng cà phê của họ. Khi sản phẩm từ các vùng này được quảng bá ra thế giới, chúng đã gây ấn tượng mạnh đến các khách hàng quốc tế. Nhờ vậy, toàn ngành công nghiệp cà phê của quốc gia cũng nhận được lợi ích từ việc quảng bá loại sản phẩm cà phê đặc biệt này.

* Tuy nhiên, các công ty Việt Nam có thể gặp khó khăn khi xây dựng thương hiệu vì khả năng tài chính của họ có hạn. Thực tế là nhiều công ty không có ngân sách cho việc này, khi chi phí quảng cáo trên phương tiện truyền thông quốc tế rất cao.

Kinh phí quảng cáo 30 triệu đô la Mỹ một năm có thể rất nhỏ đối với một tập đoàn lớn có doanh thu hàng chục tỷ đô la như Starbuck. Họ có thể xây dựng thương hiệu theo một phương cách thông minh nhất.

“Với lợi nhuận khổng lồ và các kế hoạch mở rộng, Starbuck có thể khiến nhiều công ty lo lắng về cạnh tranh. Đây là một thách thức, nhưng chúng ta cần có một tinh thần mạnh mẽ để đối mặt”

Tất nhiên rằng, việc không có kinh phí là một thách thức đối với các công ty muốn xây dựng tên thương hiệu. Tuy vậy, chúng ta có nhiều cách để thực hiện nó. Nếu chúng ta không có nhiều tiền thì chúng ta cần xây dựng một câu chuyện thực sự thú vị về cà phê của mình để thu hút sự quan tâm của giới truyền thông quốc tế và họ sẽ đưa câu chuyện ấy đến các khách hàng quốc tế một cách miễn phí.

Chúng ta xuất khẩu cà phê đến 80 quốc gia và các vùng lãnh thổ, vì vậy chúng ta nên yêu cầu những nhà nhập khẩu cung cấp chỉ dẫn địa lý và thông tin nguồn gốc về sản phẩm của chúng ta khi phân phối chúng. Hiện nay, những nhà trung gian thường phớt lờ thông tin này khi phân phối cà phê Việt Nam dẫn đến việc các khách hàng quốc tế sử dụng các sản phẩm cà phê Việt nhưng họ không biết gì về nguồn gốc.

Với sự phát triển hiện nay như Internet, chúng ta không cần thiết phải quảng bá cà phê của mình thông qua những kênh truyền thống vốn đòi hỏi kinh phí rất cao như các dịch vụ quảng cáo của CNN và The Wall Street Journal.

Các công ty Việt Nam, thậm chỉ cả ngành cà phê, sẽ không đủ ngân sách để quảng bá sản phẩm của họ. Do vậy, chúng ta phải nghĩ đến những phương cách khác để thực hiện một cách thông minh. Như tôi vừa nói, chúng ta cần tạo ra những câu chuyện thú vị về cà phê của chúng ta để thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế.

* Ông từng cho biết ông có kế hoạch xây dựng bảo tàng cà phê ở Tây Nguyên. Có phải đây là cách để ông xây dựng câu chuyện về cà phê Việt Nam?


Nếu truyền thông quốc tế công bố rằng Buôn Ma Thuột của Việt Nam là thủ phủ cà phê, thông tin đó sẽ khiến hàng tỷ khách hàng uống cà phê trên khắp thế giới kinh ngạc. Điều này rất quan trọng vì nó có thể tạo ấn tượng về cà phê Việt Nam trong suy nghĩ của khách hàng quốc tế. Việc xây dựng bảo tàng cà phê là một trong những công việc để thực hiện ý tưởng này.

Tuy nhiên, chúng ta giờ đây nên xem lại những gì chúng ta có, những gì chúng ta chưa có để phát triển ý tưởng này. Chúng ta cần chứng mình cho các khách hàng trên thế giới biết cà phê của chúng ta thật sự ấn tượng. Tôi nghĩ điều này quan trọng nhất.

* Chúng ta có nên lo ngại về việc nhiều thương hiệu cà phê lớn như Starbuck đã thâm nhập vào thị trường nội địa?

Không, chúng ta không nên lo ngại. Trước Starbuck, nhiều thương hiệu cà phê quốc tế như Coffee Beans and Gloria Beans đã đặt chân vào Việt Nam. Với lợi nhuận khổng lồ và các kế hoạch mở rộng, Starbucks có thể khiến nhiều công ty lo lắng về cạnh tranh. Đây là một thách thức, nhưng chúng ta cần có một tinh thần mạnh mẽ để đối mặt. Starbuck có thể mạnh hơn các công ty Việt Nam rất nhiều trên phương diện tài chính và kinh nghiệm, tuy vậy không có nghĩa là chúng ta không có cách nào để vượt qua đối thủ. Chúng tôi, khi chỉ với 2 xưởng cà phê nhỏ, đã chiến thắng công ty sản xuất cà phê nổi tiếng Nestle cách đây 9 năm.

Nguồn Trung Nguyên