Tiếp thị nội dung: Thay đổi theo… thiết bị đeo

Trong vài năm qua, mặc dù duy trì trạng thái ổn định, nhưng tiếp thị nội dung (content marketing) đã chứng kiến một số thay đổi đáng kể, như ưu tiên cho các nội dung di động thân thiện hay gia tăng các nội dung video và phát sóng trực tiếp.

Trong năm mới này, cùng với sự xuất hiện và củng cố nhiều công nghệ của tương lai, tiếp thị nội dung mà chúng ta từng biết sẽ ít nhiều thay đổi. Nếu bạn không sẵn sàng cho những điều sắp diễn ra, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.

Công nghệ thiết bị đeo (wearable) có sức mạnh có thể thay đổi suy nghĩ của chúng ta về tiếp thị nội dung. Mặc dù trong nhiều trường hợp các thiết bị đeo này chỉ là phiên bản nhỏ gọn hơn của các thiết bị di động thông thường, tuy nhiên vẫn có một số khác biệt quan trọng mà các nhà tiếp thị nội dung cần lưu tâm cho các chiến thuật tiếp thị.

Đầu tiên, hãy cùng xem xét một số loại wearable xuất hiện vài năm trở lại đây:

Đồng hồ thông minh (Smartwatches). Tuy khởi đầu khá chật vật với doanh số suy giảm bất chấp sự xuất hiện của các ông lớn như Apple, nhưng công nghệ thế hệ đầu tiên này vẫn đang phát triển. Vì vậy, rất có thể trong vài năm tới chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc cách mạng đồng hồ thông minh.

Ảnh minh họa.

VR và AR. Thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) đã có những bước tiến lớn trong năm 2016 và có thể áp đảo các hình thức công nghệ tương tác với mắt. Kính Google, cặp kính dựa trên công nghệ AR, đã từng là thất bại khủng khiếp chỉ vài năm trước đây. Tuy nhiên, mọi người lại khá hứng thú đối với kính Spectacles của Snapchat. Công nghệ VR và AR chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển, tuy nhiên sẽ cần thời gian để xem xét mức độ tương tác của các loại kính hay phần cứng với các công nghệ này.

Công nghệ tại gia. Công nghệ thông minh tại nhà sẽ vô cùng phổ biến trong năm 2017, với Google Home và Amazon Echo đi đầu trong việc cung cấp các thiết bị tại gia có khả năng kết nối với thế giới bên ngoài. Chúng không phải là các thiết bị đeo nhưng có khá nhiều điểm tương đồng với những thiết bị đó, chẳng hạn như điều khiển rảnh tay hay truy cập ngay lập tức.

Tương lai. Công nghệ thiết bị đeo của tương lai có thể là các nanobot (robot) siêu nhỏ hoặc thiết bị tích hợp di động trải toàn thành phố.

Cho dù chưa thực sự thấy rõ xu hướng phát triển của wearable, các nhà tiếp thị vẫn nên và cần tập trung vào những đặc điểm chính của công nghệ này:

1. Giao diện hạn chế

Có một thực tế không thể chối cãi là thiết bị đeo sẽ gặp hạn chế về giao diện, ít nhất là trong tương lai gần. Ví dụ, màn hình đồng hồ thông minh sẽ nhỏ hơn nhiều so với thiết bị di động nhỏ nhất, hoặc tầm nhìn và hoạt động tương tác với kính thực tế ảo sẽ bị giới hạn.

Điều này có ý nghĩa gì đối với tiếp thị nội dung?

Tiếp thị nội dung sẽ phải tìm cách để phù hợp với những giao diện mini như thế nàyPhản hồi với các nội dung viết sẽ giảm bớt.

Hàng năm, có hàng nghìn bài báo được viết ra. Các nhà tiếp thị nội dung biết rằng những nội dung "truyền thống" sẽ vẫn duy trì sự tương quan và sẵn có. Các thiết bị đeo sẽ khó ảnh hưởng đến các bài báo trực tuyến. Tuy nhiên, lượng phản hồi cho các nội dung trên sẽ yếu dần đi vì người dùng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tương tác với giao diện tí hon của các thiết bị di động đeo được.

2. Nhiều ứng dụng âm thanh hơn

Năm 2016, Podcasts không chỉ hồi sinh mà còn trở nên phổ biến do nhiều nguyên nhân. Và khi các thiết bị đeo thực sự phát triển, nội dung âm thanh thậm chí còn phổ biến hơn. Ứng dụng này không giới hạn vì bạn không cần bất cứ giao diện nào để nghe các nội dung trực tuyến.

3. Các loại tương tác mới

Chúng ta cũng sẽ thấy các loại tương tác mới phát triển, đặc biệt khi nhắc đến các nội dung AR và VR. Hãy tưởng tượng việc tạo ra các nội dung liên kết với đời thực khi người sử dụng đang ở một nơi cụ thể hay khi họ gặp phải vấn đề trong đời sống hằng ngày.

Hầu hết các loại hình wearable được thiết kế phù hợp với chuyển động, cho phép người sử dụng làm bất cứ điều gì, bất cứ khi nào họ muốn. Điều này cũng sẽ có một số tác động lớn lên tiếp thị nội dung như sau:

Sự tương tác: Khi mọi thứ trở nên tương tác hơn nữa, người dùng sẽ cần các nội dung có sẵn và dễ dàng tiếp cận ngay lập tức. Ví dụ, họ sẽ cần tìm hiểu cách thay lốp khi đang bay, hoặc giúp tìm một sản phẩm cụ thể trong cửa hàng.

Ảnh minh họa.

Các nội dung định vị chi tiết: Công nghệ siêu di động sẽ yêu cầu các nội dung cung cấp dựa vào định vị người sử dụng. Ví dụ, nội dung sẽ thay đổi dựa vào vị trí hiện tại của người dùng và được tối ưu hóa đến đường phố hoặc tầng nhà (thay vì tập trung vào thành phố hay khu vực). Bản đồ tương tác vị trí của người dùng cũng có thể hiệu quả.

4. Xóa mờ ranh giới thực và ảo

Ranh giới này chắc chắn sẽ không còn rõ ràng đặc biệt với công nghệ AR và VR. Các giao diện mới sẽ cho phép người dùng sử dụng các nội dung ảo theo cách liên kết chặt chẽ với thế giới thực. Người dùng sẽ dần yêu cầu nhiều cách sáng tạo hơn nữa để liên kết các dữ liệu của họ.

Vậy đây có phải là lúc sẵn sàng?

Mặc dù có nhiều thay đổi, nhưng tiếp thị nội dung sẽ không biến mất. Chiến lược cũ của bạn có thể vẫn hiệu quả nhưng không thể so sánh được với các chiến lược lớn và toàn diện hơn xuất hiện ngày càng nhiều. Tương lai của công nghệ các wearable tuy khó đoán, nhưng thay vì "đại tu" các chiến lược của mình, bạn nên suy nghĩ về chiều hướng thay đổi chiến thuật và sẵn sàng cho các chuyển biến sắp tới.

Quỳnh Nga / Forbes
Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn