Những nước nào là quốc gia sáng tạo nhất thế giới?

Các nước Châu Âu vẫn thống trị trên bảng xếp hạng các quốc gia sáng tạo nhất thế giới, nhưng Trung Quốc mới là nước leo lên nhanh nhất trên bảng xếp hạng, theo một nghiên cứu chung của Đại học Cornell, Insead và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO).

Trên bảng xếp hạng Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu mới được công bố, Thụy Sỹ tiếp tục giữ vị trí đứng đầu như là quốc gia sáng tạo nhất thế giới, theo sau là Thụy Điển và Vương quốc Anh.

Dù Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và là cái nôi của nhiều bằng sáng chế, nhưng lại chỉ xếp ở vị trí thứ tư, trong khi đó Phần Lan và Singapore chia nhau vị trí thứ năm và thứ sáu.

Nhưng điều bất ngờ nhất trong bảng xếp hạng năm nay là Trung Quốc đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình đầu tiên trên thế giới lọt vào nhóm 25 nước đứng đầu trong bảng xếp hạng, nhóm mà trong lịch sử bấy lâu nay vẫn chỉ dành cho các nước phát triển.

Sáng tạo để tìm động lực tăng trưởng mới luôn là ưu tiên của nhiều quốc gia.

Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu đánh giá một nền kinh tế dựa vào những yếu tố như cơ sở hạ tầng, thị trường môi trường kinh doanh, năng lực sáng tạo và nghiên cứu. Chỉ số này đánh giá 128 quốc gia, tương đương 92,8% dân số toàn cầu và 97,9% tổng thu nhập quốc dân toàn cầu.

Duy trì tốc độ sáng tạo là điều được quan tâm chính trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang khó khăn và năng suất lao động giảm như hiện nay. Điều đó cũng có nghĩa là việc ưu tiên hiện này là tìm ra những động lực tăng trưởng mới.

“Đầu tư vào sáng tạo là rất quan trọng để nâng cao khả năng tăng trưởng kinh tế dài hạn,” ông Francis Gurry, Tổng giám đốc của WIPO, nói.

Theo ông Gurry, trong tình hình kinh tế hiện tại, khám phá những nguồn tăng trưởng mới và thúc đẩy cơ hội mới thông qua sự sáng tao toàn cầu là những ưu tiên đầu tiên cho những người chủ doanh nghiệp.

Sự sáng tạo toàn cầu đang trên đà phát triển nhờ vào hoạt động trao đổi kiến thức và nhân tài xuyên biên giới đang gia tăng.

Nghiên cứu năm nay của WIPO cũng chỉ ra rằng sự sáng tạo toàn cầu đang trên đà phát triển nhờ vào hoạt động trao đổi kiến thức và nhân tài xuyên biên giới đang gia tăng.

“Tình trạng co cụm của dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu đã mang lại những điều quan trọng chiến lược cho sự sáng tạo toàn cầu ở cả hai mặt. Một mặt là các nước mới nổi đang ngày càng trở thành những quốc gia sáng tạo thành công, và một mặt là sự chia sẻ những lợi ích sáng tạo thông qua hợp tác quốc tế ngày càng gia tăng,” ông Bruno Lavin, Giám đốc điều hành các chỉ số toàn cầu của Insead, cho biết.

Nhưng có một thực tế là sự chia rẽ về sáng tạo giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn không thay đổi, bản nghiên cứu chung cho biết.

Trước năm 2009, chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trên toàn cầu tăng khoảng 7% mooixnawm, nhưng sau năm 2014 chi phí này tăng có 4%. Và các nền kinh tế mới nổi, đặt biệt là Trung Quốc đã giảm mức đầu tư cũng như thắt chặt chi tiêu hơn.

Bảo Trâm / CNBC
Nguồn Diễn đàn Doanh nghiệp