[Nielsen] Việt Nam vẫn là 1 trong 10 quốc gia lạc quan nhất toàn cầu trong quý 2/2016

Mặc dù có sự giảm nhẹ trong Q2/2016, nhưng mức độ tự tin của người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ được ở mức cao, với 107 điểm (-2 điểm so với quý trước) – đã giúp Việt Nam đứng thứ 7 trong số các quốc gia có mức độ lạc quan cao nhất trên toàn cầu, theo báo cáo Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng được công bố hôm 2/8 bởi Nielsen, công ty đo lường và thông tin toàn cầu.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng trong khu vực Đông Nam Á vẫn là những người tiêu dùng có mức độ tự tin cao nhất trên toàn cầu với 113 điểm (+3 điểm so với quý 4/2015). Trong quý này, Philippines đã tạo kỷ lục mới khi vượt qua Ấn Độ để trở thành quốc gia có mức độ lạc quan cao nhất toàn cầu với 132 điểm (+13 điểm – mức tăng cao nhất toàn cầu trong quý này). Indonesian vẫn giữ vị trí thứ ba toàn cầu với 119 điểm (+2 điểm). Mức độ lạc quan của Thái Lan giảm 4 điểm so với quý trước, đạt 101 điểm; trong khi đó, mức độ lạc quan của Malaysia tăng 6 điểm, đạt 87. Singapore vẫn ổn định ở mức 88 – bằng với quý trước.

Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng, khu vực Đông Nam Á, Q2’2016.

“Trong thời đại Internet hiện nay, tâm lý thị trường sẽ phản ánh ngay lập tức và rõ ràng các diễn biến Tích cực, Tiêu cực và Trung hòa. Người tiêu dùng Việt chú ý sát sao đến những gì đang diễn ra trên thị trường và họ cũng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi sự truyền miệng từ những người xung quanh, các thông tin trên mạng xã hội… và họ sẽ nhanh chóng đưa ra phản ứng. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất và nhà bán lẻ phải hành động nhanh hơn nữa để lường trước các xu hướng và giải quyết, đáp ứng được các mối quan tâm trước khi những ảnh hưởng đó định hình quyết định tiêu dùng của người Việt. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt vẫn giữ cho mình sự lạc quan về nền kinh tế quốc gia so với các nước khác, niềm tin này được được xây dựng trên cơ sở sự phát triển của tầng lớp trung lưu và triển vọng kinh tế bền vững của Nhà nước.” – nhận định của bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám đốc, Nielsen Việt Nam.

[Để tải báo cáo đầy đủ, bấm vào đây]

Người tiêu dùng đang tiết kiệm cho tương lai, nhưng họ vẫn sẵn sàng chi tiêu cho những khoản mục lớn

NTD ở khu vực Đông Nam Á vẫn là những người có xu hướng tiết kiệm cao nhất trên thế giới, với 2/3 người được hỏi (68%) cho biết họ sử dụng tiền nhàn rỗi cho những khoản tiết kiệm. Khi đề cập đến vấn đề tiết kiệm, người Việt vẫn là những NTD có xu hướng tiết kiệm cao nhất trên thế giới (76%), theo sau là Indonesia (70%), Philippines (65%), Malaysia & Singapore (63%) và Thái Lan (62%).

Cùng với xu hướng tiết kiệm, NTD Việt cũng rất sẵn lòng để chi trả cho các khoản mục lớn. Báo cáo cho biết, sau khi đã trang trải các chi phí sinh hoạt thiết yếu, khoảng 3/5 người Việt sẽ sử dụng tiền nhàn rỗi để đi du lịch, nghỉ mát (41%, tăng 5% so với quý trước), mua sắm quần áo mới (38%) và sử dụng các dịch vụ giải trí bên ngoài (37%).

“NTD Việt được biết đến như là những người có xu hướng ưu tiên tiết kiệm, và chính tâm lý này đã ảnh hưởng đến khuynh hướng chi tiêu cẩn trọng của họ, đặc biệt là chi tiêu cho các hàng hóa/nhu cầu cơ bản.” – theo quan sát của Ms. Quỳnh. “Nhưng ngược lại, thu nhập tăng lên lại đang thúc đẩy họ mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống và thay đổi phong cách sống như mua sắm các sản phẩm công nghệ đời mới hoặc quần áo mới.”

Khuynh hướng chi tiêu và tiết kiệm của NTD Việt trong Quý 2/2016.

[Để tải báo cáo đầy đủ, bấm vào đây]

Các mối quan tâm hàng đầu của người việt vẫn duy trì như quý trước nhưng họ cũng bắt đầu quan tâm đến sự ổn định chính trị và vấn đề tội phạm

Sức khỏe vẫn là mối quan tâm quan trọng của NTD Việt trong quý này, với 1/3 người Việt (32%) chỉ ra rằng sức khỏe là một trong hai mối quan tâm lớn nhất của họ trong vòng 6 tháng tới. Sự đảm bảo về công việc và sự ổn định của nền kinh tế tiếp tục là mối quan tâm lớn thứ 2 và thứ 3 của NTD (29% và 26%, theo thứ tự).

Các mối quan tâm hàng đầu của NTD Việt.

Sự ổn định của chính trị (8%) và các vấn đề liên quan đến tội phạm (8%) xuất hiện như là một trong những mối quan tâm đáng lưu ý trong quý này. Các mối quan tâm khác bao gồm sự cân bằng trong công việc và cuộc sống (21%), tăng sinh hoạt phí thiết yếu (13%) và tăng giá thực phẩm (12%) và các chính sách phúc lợi lương hưu cho bố mẹ & sự hạnh phúc (8%).

“Trong bối cảnh hiện tại, NTD đang tìm cách để có một cuộc sống khỏe mạnh và lành mạnh hơn. Do đó, không ngạc nhiên khi sức khỏe vẫn tiếp tục là mối quan tâm lớn nhất của đại đa số người tiêu dùng. Bên cạnh đó, trong khi NTD tiếp tục lạc quan về tương lai của họ thì bảo đảm tài chính vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của họ. Sự đảm bảo về công việc cũng như triển vọng của nền kinh tế đều có những tác động trực tiếp đến mức độ bảo đảm về tài chính của NTD, do đó, đây vẫn là hai mối quan tâm lớn của họ.” – Ms. Quỳnh nhấn mạnh.

[Để tải báo cáo đầy đủ, bấm vào đây]

Infographic: Báo cáo chỉ số Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam Quý 2/2016

Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước lớn.

Nguồn Nielsen