AirAsia - Từ chỗ bị bán lại với giá 25 cent đến "lá cờ đầu" của hàng không giá rẻ châu Á

Tại triển lãm máy bay Farnborough Air Show ở London vừa qua, Tony Fernandes – cha đẻ của hãng hàng không giá rẻ AirAsia - đã thông báo về thỏa thuận mua 100 chiếc máy bay A321, trị giá 12,6 tỷ USD với Airbus.

Trong bữa ăn với thực đơn là các món Iran tại thành phố London hoa lệ vào đầu năm nay, Tony Fernandes đã bật mí những ý tưởng tương lai về việc thực hiện giao dịch máy bay táo bạo nhất cuộc đời mình với đối tác là hai lãnh đạo cấp cao của Airbus - hãng máy bay lớn nhất của châu Âu. Đến lúc tính tiền suất ăn, gần như hai nhà lãnh đạo cao cấp của Airbus đều không mang đủ tiền mặt bên mình, vì vậy Fernandes đã thanh toán tất cả hóa đơn.

Đó như là dấu hiệu khởi đầu cho sự hỗ trợ cùng nhau phát triển. Hãng sản xuất đến từ châu Âu đã và đang là biểu tượng, đối tác và là niềm cảm hứng để Fernandes phát triển AirAsia, hãng hàng không giá rẻ Malaysia. Sắp tới, một nửa doanh thu bán dòng máy bay thương mại của Airbus sẽ là từ AirAsia.

Tại triển lãm máy bay Farnborough Air Show ở London vừa qua, hai bên đã thông báo về thỏa thuận cho 100 chiếc máy bay A321, trị giá 12,6 tỷ USD. Cho đến thời điểm này, đây là thương vụ mua bán lớn nhất của triển lãm nay và cũng là đòn đánh nhẹ nhàng vào đối thủ của Airbus là Boeing trên bảng xếp hạng.

Brendan Sobie, một nhà phân tích Singapore tại Trung tâm Hàng không CAPA cho rằng, vị doanh nhân 52 tuổi đã trải qua quá trình học tập tại Anh đã tiếp nối những gì mà Reanair Holdings Plc đã làm ở châu Âu và Southwest Airlines đã đạt được ở Bắc Mỹ, để thành lập một hãng hàng không giá rẻ tại châu Á.

Thỏa thuận 100 chiếc máy bay A321 trị giá 12,6 tỷ USD của AirAsia và Airbus đã được ký kết.

Tiếp nối sự thành công của AirAsia là hàng loạt sự xuất hiện của nhiều hãng hàng không giá rẻ cạnh tranh tại châu Á khiến giá vé càng hạ thấp. Qua đó, thúc đẩy và tạo điều kiện cho nhiều người hơn được du ngoạn trên bầu trời, trong khi sự tăng trưởng kinh tế đã mở ra thêm các điểm đến mới ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, v.v…

Sobie nói rằng: “Với sự sáng tạo của Fernandes, AirAsia đã thực sự thay đổi ngành công nghiệp này. Hiện đã và đang có một sự thay đổi cơ cấu khổng lồ trong lĩnh vực hàng không Đông Nam Á nhờ vào AirAsia”.

Cổ phiếu nhân đôi

Fernandes đã đi theo bước chân của người chủ cũ của ông Stelios Haji-loannou của EasyJet Plc và nhà sáng lập nên Virgin Group, Richard Branson, để tiếp tục thêu dệt những câu truyện cổ tích về một doanh nghiệp tư nhân yếu thế chống lại đối thủ là đế chế hãng hàng không thuộc nhà nước.

Nếu một người nắm giữ cổ phiếu của AirAsia từ đầu năm cho đến nay thì số tiền của họ sẽ được nhân đôi sau khi hãng hàng không công bố lợi nhuận tăng gấp 6 lần trong quý đầu tiên. Trong khi đó, lợi nhuận từ các hãng hàng không nhà nước lại sụt giảm, kéo giá cổ phiếu đi xuống.

Cổ phiếu của hãng hàng không quốc doanh Singapore Airlines đã giảm 2,4% sau khi thông báo mức thu nhập giảm, tương tự, cổ phiếu Cathay Pacific Airways ở Hong Kong cũng đã giảm tới 10%.

Trong năm ngoái, AirAsia đã chuyên chở cho 50,7 triệu người, tăng hơn 11% so với năm 2014. Hãng hàng không giá rẻ này sở hữu 170 máy bay trong đội bay tính đến cuối tháng Ba, trong khi AirAsia X, dịch vụ bay đường dài mà Fernandes mở ra năm 2007 đang điều hành 29 chiếc (theo như số liệu trang web của công ty). AirAsia phụ trách 123 sân bay cùng với 987 chuyến bay mỗi ngày.

Tony Fernandes

Ông Tony Fernandes - CEO AirAsia. Ảnh: Getty Images / independent.co.uk.

Để đạt được thành công như ngày nay, Fernandes đã đi trên con đường khởi nghiệp đầy gian nan. Ông đã xây dựng nên AirAsia khi mua nó với giá 1 MYR (khoảng 25 cent Mỹ) vào cuối năm 2001 và gánh một khoảng nợ lên đến 40 triệu MYR (khoảng 10 triệu USD) của AirAsia.

Chưa hết, vào tháng 12 năm 2014, một chiếc máy bay của AirAsia chở 162 hành khách rơi xuống biển trong chuyến hành trình từ Surabaya, Indonesia đến Singapore. Đây được xem là một trong những thảm họa của ngành hàng không. Một nhà điều tra sự cố cho rằng đã xuất hiện nứt gãy trong mối hàn ở một thành phần bánh lái điện tử và lỗi của phi công trong việc đối mặt với sự cố. Tai nạn này đã ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của AirAsia.

Dừ thừa năng suất và cuộc chiến dữ dội về giá cũng đã tạo ra những khó khăn trong kinh doanh, AirAsia X đã báo cáo về những khoản lỗ trong ba năm qua. Tuy nhiên doanh thu từ những dòng máy bay khác đã bù đắp được lỗ hổng này.

“Họ đã gặp khá nhiều khó khăn trong vài năm gần đây, nhưng những chiến lược liên doanh của họ ở các nước khác nhau thực sự đạt được lợi ích và thành công”. Trích lời từ vị giám đốc điều hành cho thuê máy bay Avolon, Domhnal Slattery.

Kế hoạnh cho lộ trình bay

Theo như Fernandes trình bày tại buổi phóng vấn của Bloomberg Television tại triển lãm Farnborough, những chiếc A321neo, có sức chứa 240 chỗ ngồi, sẽ được giao cho các sân bay mà họ liên doanh tại Hồng Kông, Trung Quốc và Indonesia. Vị CEO cũng nói rằng công ty cũng “rất quan tâm đến thị trường Ấn Độ”.

“Thật thà mà nói, tôi rất muốn có những chiếc máy bay này ngay bây giờ” bởi sự cạnh tranh trong lĩnh vực đã trở nên gay gắt hơn ở châu Á, Fernandes cho rằng: “Mọi người muốn được bay; thị trường thì rất lớn.”

“Bởi ưu điểm của AirAsia là dịch vụ máy bay giá rẻ đầu tiên ở Đông Nam Á và hiện nay là lớn nhất trong khu vực, Fernandes đã định vị được bản thân là một ‘mở đường’ của ngành hàng không giá rẻ”.

Một đội tàu bay hoàn toàn Airbus đã cho thấy mối quan hệ thân thiết mà Fernandes đã gây dựng nên trong những năm qua đối với Airbus, hãng sản xuất mà AirAsia đã từng mua 380 máy bay trước đó.

Đáng kể nhất là lần mua mua 50 chiếc phiên bản A330-900neo cũng tại triển lãm Farnborough Air Show năm 2014. Thời điểm đó được xem là một trong những giao dịch lớn nhất của hãng hàng không giá rẻ châu Á. Tại cuộc họp báo công bố về cuộc giao dịch trên, những cuộc thảo luận về kinh doanh đã nhường chỗ lại cho những hành động bày tỏ tình cảm thân thiết bằng những cái ôm thân thiện từ giám đốc điều hành của cả hai công ty.

Nắm bắt cơ hội

“Tôi không bao giờ nghĩ rằng chúng tôi có thể làm được chuyện lớn như thế này”, Fernandes phát biểu tại một cuộc phỏng vấn. “Nếu tôi đi đúng hướng, thị trường sẽ trở nên vô cùng rộng lớn. Mọi người đã nghi ngờ chúng tôi vào thời điểm này năm trước nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục chiến đấu.”

Trong quá khứ, Fernandes đã từng học tập tại Đại học Epsom, một trường nội trú của Anh vào những năm cuối thập niên 1970. Ông đã được gửi tới đó vào năm 12 tuổi bởi cha mẹ ông hy vọng ông trở thành một bác sĩ.

Vì nhớ nhà, Fernandes đã muốn quay trở về Malaysia vào kỳ nghỉ Giáng sinh đầu tiên của mình nhưng cha mẹ ông đã phản đối chuyện đó vì cho rằng giá vé máy bay quá đắt đỏ. Chính khó khăn này là sự khởi nguồn cho ý tưởng thành lập hãng hàng không giá rẻ.

Warner Music

Sau khi tốt nghiệp vào năm 1987 với tấm bằng kế toán từ Trường Kinh tế London, Fernandes đã làm việc với vai trò là người điều khiển tài chính tại Virgin Media Communications ở London. Ông đã chuyển về nhà ở Kuala Lumpur năm 1992 để trở thành Tổng giám đốc của Warner Music Malaysia. Năm 1996, ông được thăng chức Phó chủ tịch của Warner Music khu vực Đông Nam Á.

Tony Fernandes

Ảnh: Getty Images / dailystar.co.uk.

Vào tháng Bảy năm 2000, Fernandes đã có chuyến đi đến New York tham dự một cuộc họp cho việc sáp nhập của Time Warner và AOL cũng như từ chức vì ông không tin vào việc công ty sáp nhập này có thể thành công. Trong năm đó, ông đã bán cổ phần Time Warner của mình với giá 80 USD một cổ phiếu. Năm 2009, Time Warner đã tách ra khỏi AOL thành một công ty riêng sau khi thua lỗ kỷ lục.

Fernandes đã làm đơn xin trở thành công dân ngoại quốc tại Ấn Độ hồi đầu năm nay, việc làm đó có thể cho phép ông được hỗ trợ liên doanh với các doanh nghiệp địa phương, bởi ở đó có những quy định hạn chế đối người nước ngoài và việc mở rộng các dịch vụ. Ông có một mối liên doanh với công ty Tata Sons tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới.

“Dù thích hay ghét, mọi người không thể phủ nhận Tony Fernandes và những cộng sự của ông tại AirAsia đã cách mạng hóa dụ lịch giá rẻ và khiến việc kinh doanh và ngành công nghiệp trong khu vực Đông Nam Á trở nên thú vị và sôi động hơn”, trích lời của Shukor Yusof, nhà sáng lập của công ty tư vấn hàng không Endau Analytics.

“Bởi ưu điểm của AirAsia là dịch vụ máy bay giá rẻ đầu tiên ở Đông Nam Á và hiện nay là lớn nhất trong khu vực, Fernandes đã định vị được bản thân là một ‘mở đường’ của ngành hàng không giá rẻ”.

Đinh Lộc / Bloomberg
Nguồn Trí thức trẻ